Người bệnh đến khám tại bệnh viện với triệu chứng đau mắt, cộm, nhìn mờ. Tiến hành thăm khám, các bác sĩ phát hiện có một con giun trong mắt của người bệnh. Bác sĩ đã cẩn trọng dùng dụng cụ chuyên dụng và gắp được con giun sán ra ngoài.
Theo các bác sĩ khi giun, sán ở trong mắt lâu dần sẽ gây ra viêm, chảy nước mắt, cộm ngứa. Lâu dần sẽ khiến người bệnh nhìn mờ, khó khăn trong sinh hoạt.
Tác nhân khiến người bệnh mắc giun, sán có thể từ đồ ăn, tay chân tiếp xúc với ấu trùng hoặc cũng có thể bị lây từ chó, mèo… Vì vậy để tránh nhiễm các loại giun, sán nói chung cần ăn chín, uống sôi; Vệ sinh tay sạch sẽ; Vệ sinh môi trường sống xung quanh; Tẩy giun định kỳ; Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo…
Ngoài ra, các bác sĩ lưu ý, những dấu hiệu gợi ý bị mờ mắt do nhiễm giun, sán và cần đến bệnh viện sớm để thăm khám: Mờ mắt kéo dài không rõ nguyên nhân, mờ mắt có tính chất tái đi tái lạ; Mờ mắt nhưng không đau, không viêm đỏ; Mắt cộm, ngứa mắt; Nhìn mờ cảm giác như nhìn qua sương mù, nhìn thấy nhiều bóng đen (hiện tượng ruồi bay); Đôi khi kèm theo dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng.