'Gỡ vướng' trong GPMB dự án đường vành đai V đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên

(PLVN) -  Tuyến đường vành đai V đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang) là dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuyến đường vành đai V đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang) đang được tích cực triển khai giải phóng mặt bằng.
Tuyến đường vành đai V đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang) đang được tích cực triển khai giải phóng mặt bằng.

Dự án đường Vành đai V được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3643/QĐ-UBND ngày 19/11/2021. Tuyến đường có tổng chiều dài 6,68km. Địa điểm xây dựng tại xã Lương Phú và xã Tân Đức và thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, trong đó điểm đầu có vị trí tại Km0+00 (giáp ranh giữa xóm Tân Lập, xã Tân Đức, huyện Phú Bình với xóm Khánh Châu, xã Phúc Sơn, tỉnh Bắc Giang); điểm cuối tại Km6+684,75 (giao với Quốc lộ 37 tại Km100+875). Công trình do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng.

Theo thiết kế, đây là tuyến đường ô tô cấp II, vận tốc thiết kế 100km/h. Tùy từng đoạn mà bề rộng nền đường, bề rộng mặt đường và bề rộng phần xe chạy được thiết kế khác nhau. Hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước, vỉa hè, cây xanh… được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết khu dân cư hiện có. Thời gian thực hiện công trình từ quý II năm 2021 đến quý II năm 2025.

Để triển khai công trình tuyến đường vành đai V đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên, chủ đầu tư cần thu hồi 29.29ha diện tích đất. Theo đó có 631 hộ dân bị ảnh hưởng trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

Tính đến đầu tháng 6/2023, chủ đầu tư đã thu hồi được hơn 24 ha, bồi thường cho 708 lượt hộ dân với số tiền 111.457 tỷ đồng.

Các đơn vị thi công đang tích cực triển khai xây dựng, lắp đặt nhằm đảm bảo tiến độ công trình

Các đơn vị thi công đang tích cực triển khai xây dựng, lắp đặt nhằm đảm bảo tiến độ công trình

Tính đến nay vẫn còn một số hộ dân chưa chấp nhận đền bù, bàn giao mặt bằng. Trong đó xã Tân Đức có 2 hộ chưa bàn giao (1 hộ chưa nhận tiền liên quan đến tranh chấp; 1 hộ chưa phê duyệt phương án). Tại xã Lương Phú hiện còn vướng mắc 12 hộ gia đình (trong đó chưa nhận tiền bồi thường là 5 hộ). Các nội dung còn vướng mắc: đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất; không đồng ý đơn giá đền bù; đề nghị đền bù tài sản không đủ điều kiện đền bù theo chính sách.

Tại thị trấn Hương Sơn có 8 hộ chưa nhận tiền, 1 hộ có đất nông nghiệp chưa phê duyệt phương án, 7 hộ có đất ở và nhà ở đã kiểm đếm nhưng chưa phê duyệt phương án hỗ trợ GPMB.

Với mục tiêu hoàn thiện, hiện đại hạ tầng giao thông, tăng cường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ, du lịch, dự án vành đai V đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên đang được chủ đầu tư tích cực triển khai, đảm bảo đúng tiến độ thi công. Mặc dù thời gian vừa qua, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm tháo gỡ khó khăn đối với việc thi công tuyến đường trọng điểm này, tuy nhiên vấn đề giải phóng mặt bằng vẫn còn gặp nhiều khó khăn từ việc kiểm đếm, áp giá bồi thường, niêm yết công khai, quy trình xây dựng hàng chục khu tái định cư cho người dân rất dài, cũng phải giải phóng mặt bằng, lập hồ sơ, đấu thầu thi công xây lắp...

Ông Ngô Mạnh Cường - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái cho biết: “Chúng tôi nỗ lực phối hợp với các địa phương giải phóng mặt bằng để thông tuyến nhanh nhất, từ đó có điều kiện để đẩy nhanh tiến độ dự án”.

Với sự nỗ lực vào cuộc của chính quyền địa phương, đến nay về công tác giải phóng mặt bằng thi công cũng đã cơ bản để thi công. Tuy nhiên, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cũng đề nghị UBND huyện Phú Bình sớm giải quyết và bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư đoạn từ Km4+350÷Km4+428 phần thi công mố M2 cầu Kênh Trôi và đường đầu cầu và đoạn từ Km5+700÷Km6+684 (thị trấn Hương Sơn); đường công vụ từ Km6+00-Km6+500 để có thể triển khai thi công một số đoạn ngắn (Km6+300-Km6+400).

Hiện công tác di chuyển công cộng chưa triển khai cũng ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và gây khó khăn cho công tác đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công.

Với sự cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác giải phóng mặt bằng, kỳ vọng dự án sẽ sớm hoàn thành. Qua đó, đóng góp vào việc từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch chi tiết đường Vành đai V - vùng Thủ đô Hà Nội và quy hoạch giao thông vận tải của tỉnh để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hình thành trục Đông - Tây cấp cao, liên kết, kết nối Thái Nguyên và tỉnh Bắc Giang, tạo quỹ đất thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch, dịch vụ của địa phương.

Đọc thêm