Hamida Begum đã trở thành gái mại dâm đầu tiên ở Daulatdia - Bangladesh được làm một đám tang chính thức, phá vỡ một điều cấm kỵ từ lâu ở Bangladesh, nơi mại dâm là hợp pháp nhưng vẫn bị nhiều người coi là vô đạo đức.
Rất nhiều người phụ nữ đã tập trung tại khu mộ, khóc vì sự ra đi của Hamida Begum - 65 tuổi nhưng cũng khóc vì sự đột phá mang tính biểu tượng khi bà đươc chôn cất một cách đàng hoàng.
Laxmi, con gái của Begum cho biết: "Tôi chưa bao giờ mơ rằng bà ấy sẽ có được một lời từ biệt đáng kính như vậy. Mẹ tôi đã được đối xử như một con người".
|
Daulatdia ở Bangladesh là một trong những nhà thổ lớn nhất thế giới. |
Những nhà thổ ở Daulatdia được thành lập cách đây một thế kỷ dưới thời cai trị của thực dân Anh, hiện đã chuyển đến vị trí hiện tại, gần một bến phà. Người hành nghề mại dâm và hàng trăm trẻ em của họ sống trong những ngôi nhà bằng bê tông và thiếc trên một bãi cát của sông Padma với giá thuê cắt cổ. Đối với những người bị buộc phải tham gia giao dịch, họ chỉ có thể rời đi khi họ đã trả hết những khoản nợ bị "thổi phồng" cho những "tú bà", "tú ông" đã mua họ.
|
Dù hoạt động hợp pháp gái bán dâm ở Bangladesh vẫn bị coi là vô đạo đức. Khi chết, nhiều người không được tổ chức theo tang lễ truyền thống của người Islamaic. |
Trong nhiều thập kỷ, nếu chết thì xác của họ sẽ bị ném xuống sông hoặc bị chôn vùi trong bùn.
Đầu những năm 2000, chính quyền địa phương đã đưa ra một số tiền cho những ngôi mộ không dấu và các gia đình sẽ trả cho những người nghiện ma túy để thực hiện chôn cất - thường là vào ban đêm mà không có những lời cầu nguyện chính thức.
|
Mukul Seikh cầu nguyện trước mộ mẹ Hamida Begum - người từng là gái mại dâm |
Vì vậy đám tang được "chấp nhận" của Begum sẽ thay đổi mọi thứ cho tất cả phụ nữ trong nhà thổ. Hơn 200 người thương tiếc dự tang lễ, trong khi hơn 400 người đến dự tiệc và cầu nguyện sau tang lễ, cảnh sát trưởng Rahman nhớ lại. Đó là một cảnh tượng chưa từng có. Mọi người đã đợi đến tận đêm khuya để tham gia những lời cầu nguyện. Đôi mắt của những người hành nghề mại dâm đẫm nước mắt.
Chính quyền địa phương, các ủy viên hội đồng và lãnh đạo cảnh sát khu vực đều ủng hộ nỗ lực "phá vỡ điều cấm kỵ phân biệt đối xử này".