Gói hỗ trợ bao gồm 320 tỷ đô la cho Chương trình tiền lương, sẽ được giải ngân dưới dạng các khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị đánh sập bởi cuộc khủng hoảng Covid-19 để giúp họ giữ việc cho nhân viên của mình.
Trước đây, Chính phủ đã bị chỉ trích vì các công ty lớn đã có thể hưởng lợi từ nó. Lần này, các biện pháp được lên kế hoạch để thực sự cho phép các công ty nhỏ nhất, không phải lúc nào cũng có quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng, được hưởng lợi.
Các biện pháp này cũng bao gồm 60 tỷ khoản vay dành cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng khác - nhất là trong nông nghiệp, 75 tỷ viện trợ cho các bệnh viện và 25 tỷ để tăng cường xét nghiệm sàng lọc virus corona chủng mới - một yếu tố được coi là chìa khóa để có thể hồi sinh hoạt động.
Gói cứu trợ này đã nâng tổng chi phí hỗ trợ của Mỹ dành cho cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 lên tới gần 3.000 tỷ USD.
Trước đó, dự luật này đã được Thượng viện Mỹ thông qua bằng cuộc bỏ phiếu miệng sau khi bất đồng giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa được giải quyết. Ngay sau khi được thông qua, dự luật này sẽ được chuyển tới Nhà Trắng, nơi Tổng thống Donald Trump cam kết sẽ nhanh chóng ký thành luật.
Khoản ngân sách tăng thêm dành cho xét nghiệm này được đưa ra trong bối cảnh đang có sự công nhận rộng rãi rằng cần tăng năng lực và cải thiện xét nghiệm Covid-19 khi các bang xem xét về thời điểm mở cửa trở lại các hoạt động kinh doanh và dỡ bỏ lệnh yêu cầu người dân ở nhà.
Dự luật trên là nỗ lực lichh sử mới nhất của chính phủ Mỹ nhằm vực dậy nền kinh tế sau khi đã thông qua gói cứu trợ trị giá hơn 2.000 tỉ cùng các biện pháp cứu trợ mới.
Tổng thống Trump cho biết biết ngay sau khi ký dự luật, ông sẽ bắt đầu thảo luận về dự luật giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 giai đoạn 4, trong đó sẽ có những khoản trợ giúp nhiều hơn cho các tiểu bang và chính quyền địa phương, cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế và cắt giảm thuế.
Trong năm tuần, hơn 26 triệu người đã mất việc hoặc thấy hoạt động của họ giảm xuống mức không có gì, theo số liệu công bố hôm thứ Năm của Bộ Lao động. Riêng trong tuần trước có 4,42 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Với hơn 870.000 người nhiễm bệnh và 49.000 người chết, Mỹ là nước có số người chết do COVID-19 nhiều nhất thế giới.