Hải Phòng lấy ý kiến cử tri về sáp nhập tỉnh, xã

(PLVN) - Ngày 19/4, thành phố Hải Phòng lấy ý kiến cử tri về Đề án hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng, đồng thời tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.
Trung tâm hành chính Hải Phòng

2 địa phương giảm khoảng 70% sau khi sáp nhập ĐVHC cấp xã

Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất với phương án hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại TP Hải Phòng…

TP Hải Phòng hiện có 15 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, gồm 1 thành phố (TP Thủy Nguyên), 8 quận (Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An, Kiến An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Dương), 6 huyện (An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và 2 huyện đảo là Cát Hải, Bạch Long Vĩ) và 167 ĐVHC cấp xã (gồm 81 xã, 79 phường và 7 thị trấn).

Toàn tỉnh Hải Dương có 12 ĐVHC cấp huyện (9 huyện: Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện, 2 thành phố: Hải Dương, Chí Linh và 1 thị xã Kinh Môn), 207 ĐVHC cấp xã (151 xã, 46 phường, 10 thị trấn).

Hải Phòng triển khai lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập tỉnh, xã

Cả hai địa phương đều nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), có địa hình chủ yếu là đồng bằng thấp, bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và giao thông. Hải Dương nằm ở phía Tây của Hải Phòng, có chung ranh giới tự nhiên. Tỉnh Hải Dương nằm giữa trục Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, được xác định mục tiêu trở thành một đầu mối logistics của vùng ĐBSH.

Hai địa phương có địa giới hành chính giáp ranh nhau với chiều dài đường địa giới hành chính là 97,8 km; tỉnh Hải Dương có các huyện tiếp giáp với TP Hải Phòng là: Thanh Hà, Tứ Kỳ, Kim Thành; TP Hải Phòng có các quận, huyện, tiếp giáp với tỉnh Hải Dương: An Dương, An Lão, Tiên Lãng, TP Thủy Nguyên.

Về cơ cấu kinh tế, hai địa phương đều có cơ cấu kinh tế tương đồng với tỷ lệ ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đạt trên 74%; đều là các địa bàn công nghiệp trọng điểm.

Về định hướng phát triển, cả 2 địa phương đều đã được TTg Chính phủ phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đến năm 2030, định hướng TP Hải Phòng trở thành TP Cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á.

Tỉnh Hải Dương được định hướng đến năm 2030 sẽ đạt một số tiêu chí cơ bản của TP trực thuộc Trung ương. Đến năm 2050, trở thành TP trực thuộc Trung ương…

Hải Phòng chính thức lấy ý kiến cử tri về sáp nhập tỉnh, xã

Giữ gìn bản sắc văn hoá vùng ĐBSH

Về lựa chọn tên gọi ĐVHC sau hợp nhất 2 địa phương lấy tên là thành phố Hải Phòng. Hải Phòng có nhiều yếu tố lịch sử - văn hóa quan trọng để trở thành tên gọi chung. Kế thừa lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời; gắn liền với nhiều dấu mốc quan trọng; Hải Phòng có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, là cửa ngõ quân cảng từ thời phong kiến, có vai trò chiến lược trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ; là đô thị lớn từ thời Pháp thuộc được quy hoạch theo mô hình TP Cảng hiện đại; là biểu tượng của ý chí kiên cường, gắn liền với những dấu ấn lớn của dân tộc (Bạch Đằng Giang, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không…). Do vậy, việc giữ tên Hải Phòng cho tỉnh mới sẽ giúp duy trì bản sắc lịch sử - văn hóa, tạo ra sự tự hào và gắn kết tinh thần cho người dân của hai địa phương.

Hải Phòng là địa danh có tính thương hiệu cao, nổi tiếng cả trong nước và quốc tế với các Danh xưng “Thành phố Cảng”, Thành phố hoa Phượng đỏ”, “Thành phố du lịch biển”…Thành phố Hải Phòng là 1 trong 6 thành phố trực thuộc trung ương, nằm ở vị trí chiến lược có thể kết nối trực tiếp với các thị trường quốc tế thông qua đường biển và hàng không; với hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc (đặc biệt là Cảng nước sâu Lạch Huyện), đồng bộ, hiện đại, nổi bật trong giao thương quốc tế, hậu cần (logistics), thương mại, là huyết mạch xuất nhập khẩu của miền Bắc….

Về việc đặt Trung tâm hành chính - chính trị tại Hải Phòng (TP Thuỷ Nguyên) có vị trí trung tâm, thuận lợi cho quản lý hành chính trên phạm vi toàn thành phố. Thủy Nguyên nằm ở vị trí trung gian giữa TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương cùng hệ thống giao thông phát triển mạnh, đồng bộ; Thủy Nguyên còn nằm gần sân bay quốc tế Cát Bi và hệ thống Cảng biển Hải Phòng, giúp nâng cao khả năng kết nối với các địa phương trong và ngoài nước; Hệ thống hạ tầng đô thị tại khu Trung tâm được đánh giá, ghi nhận khá hiện đại; Thủy Nguyên có lợi thế lớn về hạ tầng và khả năng quy hoạch, đảm bảo một Trung tâm hành chính mới có tính đồng bộ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong 50 năm tới…

Hải Phòng chính thức lấy ý kiến cử tri về sáp nhập tỉnh, xã

Sau hợp nhất, TP Hải Phòng mới có diện tích 3.194 km2, quy mô dân số 4.664.124 người, đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của TP trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bảo đảm định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp theo quy định tại điều 4 Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đọc thêm