Hàng quán tha hồ "chặt chém" du khách đầu xuân

"Tháng giêng là tháng ăn chơi", suy nghĩ đó đã tồn tại từ biết bao đời nay. Cũng chính vì thế, những dịp xuân về, người người, nhà nhà lại nô nức đi trẩy hội. Và cũng đồng hành với những chuyến "du xuân" là "muôn hình, vạn trạng" cách thức “chặt chém” của "thổ dân bản địa".

"Tháng giêng là tháng ăn chơi", suy nghĩ đó đã tồn tại từ biết bao đời nay. Cũng chính vì thế, những dịp xuân về, người người, nhà nhà lại nô nức đi trẩy hội. Và cũng đồng hành với những chuyến "du xuân" là "muôn hình, vạn trạng" cách thức “chặt chém” của "thổ dân bản địa".

Giá cả...trên trời

Mấy ngày đầu năm, nhiệt độ miền Bắc xuống thấp cộng với mưa phùn, nhưng tại các địa điểm có lễ hội, du khách thập phương vẫn kéo đến nườm nượp với mong ước cầu chúc một năm bình an và gặp nhiều điều may mắn. Và bên cạnh lòng thành kính hướng về những giá trị truyền thống của dân tộc là những câu chuyện "chướng tai, gai mắt" đã và đang được tái hiện và trở thành "thói quen" suốt từ năm nay qua năm khác.

Mặc dù đã "niêm yết" giá, nhưng không ít chủ đò đã tăng giá vé một cách vô tội vạMặc dù đã "niêm yết" giá, nhưng không ít chủ đò đã tăng giá vé một cách vô tội vạ

Anh Nguyễn Tường Lâm (Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) chia sẻ:"Gia đình tôi có thông lệ đi khai hội chùa Hương vào ngày mồng 6 Tết. Mặc dù đã đi nhiều, kinh nghiệm để mua đồ, lễ không ít nhưng cứ mỗi năm, bảng giá lại "biến tướng" nên cũng chảng biết đường mà lần. Có những thứ mặc dù mới chỉ một năm đã tăng lên gấp đôi, gấp rưỡi.

Theo ghi nhận của PV, năm nay, mặc dù BTC Lễ hội chùa Hương đã chủ động tăng giá vé đò "cho hợp hoàn cảnh" lên 35 nghìn/người với đò thường và 40 nghìn/người với lượt đò cao cấp; Vé thắng cảnh 50 nghìn/người. Tuy nhiên, với một lượng lớn khách đổ về trong ngày khai hội chùa Hương khá nhiều chủ đò vẫn ngang nhiên tăng giá gấp đôi mới chịu phục vụ.

Bên cạnh những mức giá đã được quy định sẵn vẫn được "thổ dân bản địa" ngang nhiên tự tăng giá, thì các dịch vụ như hàng ăn lại càng được biến tướng với giá cả mà thực khách "ăn xong lại thấy đói lòng".

Một bát phở, bát mỳ lèo tèo vài miếng thịt tại chùa Bái Đính được các chủ hàng "hét: với giá từ 50 đến 70 nghìn/1 bát, nếu thực khách không hỏi giá tiền trước chắc khi ăn xong sẽ không khỏi “dật mình, ngã ngửa”. Một cái xúc xích “bé xíu” nhúng qua chảo dầu nóng tại đền Cửa Ông (Quảng Ninh) được “chém đẹp” với giá 15 nghìn/1 cái. Chưa kể các dịch vụ trông xe máy luôn giao động giá từ 10 đến 20 nghìn/1 xe và với ô tô giá từ 50 đến 100 nghìn/1 xe.

Khi được hỏi hầu hết các chủ hàng đều hồn nhiên trả lời “Cả năm có mấy ngày Tết, khách đông tính tiền thế cho "tròn tiền", sẽ "tiện" cho việc trả lại".

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban quản lý khu di tích Hương Sơn cho biết, đầu năm mới đã có trên 5 chục nghìn lượt du khách trẩy hội chùa Hương. Vì vậy, khi phát hiện hành vi vòi vĩnh, đòi thêm tiền, du khách cần báo cho Ban tổ chức để có hướng xử lý.

Nô nức trẩy hội đầu năm

Bên cạnh những câu chuyện "chặt chém" đầu năm, bỏ qua những câu chuyện "năm nào cũng vậy". Trải dài từ Bắc đến Nam, hàng ngàn, hàng vạn người dân lại nô nức tham gia các lễ hội. Đặc biệt, đã thành truyền thống từ ngàn xưa.

Năm nay sẽ có rất nhiều hoạt động lễ hội diễn ra cho đến hết tháng Giêng âm lịch.Năm nay sẽ có rất nhiều hoạt động lễ hội diễn ra cho đến hết tháng Giêng âm lịch.

Sáng ngày 29.1 (mùng 7 Tết) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cùng một số vị lãnh đạo các bộ đã thực hiện những đường cày trong lễ hội Tịch điền (Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam). Đây là lễ hội cày ruộng được khởi xướng từ thời vua Lê Đại Hành, nhà vua xuống đồng cày ruộng làm lễ tịch điền từ năm Thiên Phúc thứ Tám (987) đời Tiền Lê. Bên cạnh một số lễ hội đã chính thức khai hội như Chùa Hương, lễ hội Gò Đống Đa, đền An Dương Vương…

Trong tháng Giêng (Âm lịch) khắp mọi miền đất nước sẽ diễn ra nhiều lễ hội như lễ hội Lim (Nội Duệ, Tiên Sơn, Bắc Ninh) kéo dài từ ngày 13 đến 15. Hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) chính hội diễn ra vào mùng 9. Hội đền Và (Thôn Vân Gia, Xã Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Nội).

Lễ hội Côn Sơn bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng, chùa Côn Sơn (huyện Chí Linh, Hải Dương) bắt đầu từ rằm tháng giêng đến ngày 22. Lễ hội chùa Yên Tử (Quảng Ninh) khai hội từ 10 Tết. Hội vật làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, TP Huế) diễn ra vào mồng 9 và 10 tết. Lễ hội Kỳ Yên mùa xuân tại làng Thai Dương Hạ (xã Hải Dương, huyện Hương Trà), tổ chức vào mồng 9 và 10 tết.

Đặc biệt, cuối tháng giêng, Gia Lai sẽ tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên là kiệt tác truyền khẩu - di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” của UNESCO bình chọn. Lễ hội được tổ chức tại hồ du lịch sinh thái Diên Hồng - TP Pleiku. Qui mô lễ hội được tổ chức hoành tráng tại năm tỉnh Tây nguyên gồm Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Hội Linh Sơn Thánh Mẫu, còn gọi là hội xuân núi Bà Đen (Tây Ninh) từ ngày 10 tháng giêng.

Hoàng Quân
 

Đọc thêm