Ở vào cái tuổi mà mọi người cho là “vui thú tuổi già”, giáo sư Lê Minh Ngọc khiến mọi người vô cùng ngưỡng mộ khi hàng ngày thấy ông cắp sách tới trường để giảng dạy và trao đổi kiến thức cho các thế hệ học trò.
Cội nguồn thành công của nhà “tỷ phú đỏ” trong ngành giáo dục
Sinh năm 1937 tại Huế trong một gia đình cách mạng, giáo sư Lê Minh Ngọc sớm thừa hưởng những giá trị truyền thống gia đình, 13 tuổi ông đã tham gia Vệ quốc quân với nhiệm vụ là móc nối và đưa tin tức cho các chiến sĩ hoạt động bí mật. Năm 1949 ông được tổ chức sắp xếp đi theo nhà tình báo Đặng Thanh vào nội thành Huế làm “gián điệp” cho Việt Minh.
|
Giáo sư đang ngồi nghiên cứu tại thư phòng. |
Sinh năm 1937 tại Huế trong một gia đình cách mạng, giáo sư Lê Minh Ngọc sớm thừa hưởng những giá trị truyền thống gia đình, 13 tuổi ông đã tham gia Vệ quốc quân với nhiệm vụ là móc nối và đưa tin tức cho các chiến sĩ hoạt động bí mật. Năm 1949 ông được tổ chức sắp xếp đi theo nhà tình báo Đặng Thanh vào nội thành Huế làm “gián điệp” cho Việt Minh.
Giáo sư Ngọc tâm sự rằng, trong hai năm hoạt động đó ông đã trải qua nhiều gian nan thử thách, từng lội suối đi trong đêm liên lạc cho bằng được với các đồng chí trong cơ sở của mình. Năm 1951, ông được tổ chức điều về chiến khu xưa và gia nhập đơn vị Thiếu Sinh Quân Liên khu 4. Sau đó được bố trí đi du học tại trường Lư Sơn - Quế Lâm - Trung Quốc. Trước năm 1975, ông là giáo viên dạy tiếng Nga của trường Bổ túc Ngoại ngữ Gia Lâm (Hà Nội) và làm phiên dịch cho Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, sau đó chuyển sang làm cán bộ nghiên cứu ở Viện Triết học, rồi Viện Lịch sử. Khi đất nước thống nhất, ông công tác tại Viện khoa học xã hội TP.HCM.
Giáo sư Lê Minh Ngọc thường nói, cội nguồn đưa ông tới thành công của ngày hôm nay bắt nguồn từ chính những năm tháng được thử thách trong môi trường thiếu sinh quân ngày đó. Nơi ông học những bài học đầu tiên về cuộc đời, về làm người trung thực, nhân hậu, dũng cảm, trung thành với lý tưởng cách mạng, xây dựng cho con người cốt cách trong sáng, vững chãi.
Trong thương trường, ông được biết đến với cương vị một doanh nhân thành đạt, tiên phong đi đầu trong những lính vực khó và mới mẻ ở Việt Nam như : sản xuất men bánh mì, sản xuất hoá thực phẩm làm thạch dừa và sôcôla, sản xuất hoá mỹ... Công nhân trong các xưởng sản xuất của ông Ngọc ngưỡng mộ ông như một người cha, người thầy gần gũi, thân thiện và chỉ dạy họ tận tình như con cháu trong nhà.
Giáo sư Lê Minh Ngọc thường nói, cội nguồn đưa ông tới thành công của ngày hôm nay bắt nguồn từ chính những năm tháng được thử thách trong môi trường thiếu sinh quân ngày đó. Nơi ông học những bài học đầu tiên về cuộc đời, về làm người trung thực, nhân hậu, dũng cảm, trung thành với lý tưởng cách mạng, xây dựng cho con người cốt cách trong sáng, vững chãi.
Trong thương trường, ông được biết đến với cương vị một doanh nhân thành đạt, tiên phong đi đầu trong những lính vực khó và mới mẻ ở Việt Nam như : sản xuất men bánh mì, sản xuất hoá thực phẩm làm thạch dừa và sôcôla, sản xuất hoá mỹ... Công nhân trong các xưởng sản xuất của ông Ngọc ngưỡng mộ ông như một người cha, người thầy gần gũi, thân thiện và chỉ dạy họ tận tình như con cháu trong nhà.
Ông cũng là người “xanh hóa” những vùng đất Tây Nguyên hoang hoá. Ông lập trang trại rồi cải tạo biến chúng thành những mảnh đất bốn màu xanh tươi với những đồi chè, cà phê xanh ngát một vùng.
Thành công trên thương trường nhưng “sự nghiệp trồng người” mới là ‘duyên nghiệp” của đời ông. Tư duy triết học và trái tim yêu thương, chất men say giáo dục đã trở thành động lực và bí quyết thành công của “nhà tỷ phú đỏ”- giáo sư Lê Minh Ngọc.
Hạnh phúc với duyên nghiệp trồng người
Giáo sư Lê Minh Ngọc hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị trường Đại Học Văn Hiến – nơi chắp cánh vào đời cho hàng ngàn học sinh mỗi năm- và cũng là nơi ông thực hiện ước mơ đeo đuổi suốt cuộc đời :“khi nào còn sống là còn cống hiến cho sự nghiệp giáo dục”.
Với giáo sư Lê Minh Ngọc, giáo dục là một cái duyên lớn của cuộc đời, niềm tự hào mà cả cuộc đời thầy có.
Nhớ lại cơ duyên lập trường ĐH Văn Hiến, giáo sư Ngọc bồi hồi kể lại: “Năm 1995 tôi đang giữ chức vụ Trưởng ban Kinh tế - Xã hội Viện Khoa học xã hội thì PGS Nguyễn Lộc và GS Hoàng Như Mai đã bàn với tôi về ý tưởng thành lập một trường ĐH dân lập tại TP.HCM.
Thành công trên thương trường nhưng “sự nghiệp trồng người” mới là ‘duyên nghiệp” của đời ông. Tư duy triết học và trái tim yêu thương, chất men say giáo dục đã trở thành động lực và bí quyết thành công của “nhà tỷ phú đỏ”- giáo sư Lê Minh Ngọc.
Hạnh phúc với duyên nghiệp trồng người
Giáo sư Lê Minh Ngọc hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị trường Đại Học Văn Hiến – nơi chắp cánh vào đời cho hàng ngàn học sinh mỗi năm- và cũng là nơi ông thực hiện ước mơ đeo đuổi suốt cuộc đời :“khi nào còn sống là còn cống hiến cho sự nghiệp giáo dục”.
Với giáo sư Lê Minh Ngọc, giáo dục là một cái duyên lớn của cuộc đời, niềm tự hào mà cả cuộc đời thầy có.
Nhớ lại cơ duyên lập trường ĐH Văn Hiến, giáo sư Ngọc bồi hồi kể lại: “Năm 1995 tôi đang giữ chức vụ Trưởng ban Kinh tế - Xã hội Viện Khoa học xã hội thì PGS Nguyễn Lộc và GS Hoàng Như Mai đã bàn với tôi về ý tưởng thành lập một trường ĐH dân lập tại TP.HCM.
"Tôi đã không chần chừ khi quyết định nhận lời mời thành lập và cùng phát triển một trường đại học khoa học xã hội trên địa bàn thành phố. Ngay từ ngày đó, tôi đã luôn trăn trở tìm cách đưa ngành học Khoa học xã hội trở thành một ngành có giá trị. Xã hội học là một ngành tương đối mới mẻ ở nước ta, đã và đang có sức hút tuyển sinh.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều sinh viên đang và có dự định học ngành này cứ băn khoăn học xong không biết sẽ làm gì. Trong khi thực tế xã hội đang rất “khan hiếm” các cử nhân xã hội học. Tâm huyết của tôi là tập trung đào tạo những gì xã hội đang cần, để các tân cử nhân nhanh chóng tìm được việc làm, đóng góp trí lực, tài lực và những khoa học đã được tiếp nhận trong quá trình học tập rèn luyện để phục vụ đất nước”, giáo sư Lê Minh Ngọc chia sẻ.
Có tới trường ĐH Văn Hiến, tiếp xúc với thầy trò của trường mới thấy khoa Xã hội học của trường có một nét rất riêng, chú trọng nhiều đến thực hành hơn là lý thuyết bởi trong thời điểm hiện tại và xu hướng giáo dục hiện đại thì tự học và thực hành vẫn được coi trọng hơn.
Có tới trường ĐH Văn Hiến, tiếp xúc với thầy trò của trường mới thấy khoa Xã hội học của trường có một nét rất riêng, chú trọng nhiều đến thực hành hơn là lý thuyết bởi trong thời điểm hiện tại và xu hướng giáo dục hiện đại thì tự học và thực hành vẫn được coi trọng hơn.
Ở khoa Xã hội học tình cảm thầy trò, bè bạn rất gắn kết, cùng nhau học tập, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, công việc. “Tôi chủ trương tạo ra một tinh thần mới về vấn đề chú trọng tinh thần tập thể”, giáo sư Ngọc tâm sự.
Theo giáo sư Ngọc thì chỉ khi nào người học mà cụ thể là các bạn sinh viên ý thức cao được mối tương quan xã hội xung quanh thì các bạn mới làm tốt được công việc của một nhà Xã hội học. Liên tục trong nhiều năm sinh viên tốt nghiệp khoa Xã hội học đều tìm được những công việc phù hợp và tỷ lệ có việc làm ở mức khá cao. Đây là tín hiệu đáng mừng, khích lệ tập thể cán bộ công nhân viên khoa Xã hội học nói riêng và toàn trường Văn Hiến nói chung. Điều đó khẳng định rằng định hướng, con đường mà giáo sư Ngọc cùng cộng sự đang đi là hoàn toàn đúng và hiệu quả.
Và triết lý: kinh doanh không lợi nhuận
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đẩy mạnh giáo dục theo hướng phát triển hiện đại, giáo sư Lê Minh Ngọc luôn đau đáu, suy tư về những bước đi tiếp theo nhằm bắt kịp nhu cầu xã hội.
|
Giáo sư Ngọc cùng ông Đường Gia Truyền - Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc là bạn học thời Thiếu Sinh quân tại Quế Lâm - Trung Quốc, gặp gỡ trong chuyến sang thăm và làm việc tại Việt Nam. |
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đẩy mạnh giáo dục theo hướng phát triển hiện đại, giáo sư Lê Minh Ngọc luôn đau đáu, suy tư về những bước đi tiếp theo nhằm bắt kịp nhu cầu xã hội.
Ông tâm sự: “ Giáo dục là việc làm lâu dài, đòi hỏi người thầy phải có tâm và có đủ lực. Với tôi, khát vọng của một người làm thầy là được góp một phần nhỏ đầu tư vào giáo dục đào tạo những công dân có đủ tài, đức phục vụ làm giàu, làm rạng danh cho quê hương đất nước. Điều này cũng giống như lí do tại sao cách đây vài chục năm, tôi bất chấp những phản đối từ bạn bè, người thân thậm chí là những lời mắng cho rằng tôi liều và ngông. Nhưng tôi ý thức được việc đầu tư vào vùng đất trống, đồi trọc là phù hợp với quy định của Chính phủ và với yêu cầu kinh tế, tôi dùng số tiền mình có góp một phần nhỏ vào việc làm giàu cho đất nước là điều vinh hạnh và niềm vui to lớn”.
Giáo sư chia sẻ thêm: “Tôi giàu như một điều ngẫu nhiên, là doanh nhân thành đạt nhưng bản chất của tôi là vẫn người của ngành cho giáo dục và khoa học”.
Giáo sư chia sẻ thêm: “Tôi giàu như một điều ngẫu nhiên, là doanh nhân thành đạt nhưng bản chất của tôi là vẫn người của ngành cho giáo dục và khoa học”.
Tuy khá bận rộn với công việc kinh doanh nhưng Giáo sư vẫn dành nhiều thời gian cho sự nghiệp giáo dục, cho sự phát triển của trường Đại học Văn Hiến với quan điểm đào tạo đội ngũ lao động chuyên môn cho sự nghiệp phát triển đất nước. Hơn thế là sự thỏa mãn tâm nguyện của mình trong niềm say mê giáo dục chứ hoàn toàn không xem giáo dục là môi trường kinh doanh khi thành lập trường ngoài công lập hay tư nhân.
“Tôi và những người đồng sáng lập đều thống nhất quan điểm, việc lập ra ĐH Văn Hiến là để thoả nguyện tâm huyết của mỗi người đối với ngành giáo dục nước nhà nên không xem trọng vấn đề kinh doanh trong nhà trường. Đúng là ngoài công việc ở trường, tôi có rất nhiều việc riêng cần phải làm và rất thiếu thời gian. Thế nhưng một khi ai đó đã thực sự tâm huyết thì bỏ ra bao nhiêu thời gian họ cũng không thấy tiếc. Có thể không ít người nghĩ, “kinh doanh giáo dục” là một ngành kinh doanh có lời đều đều mà không sợ “mất mùa”. Nhưng thực chất, chúng tôi chỉ cố gắng thu đủ để chi và để khung học phí ở mức thấp nhất có thể. Trường vẫn đang trong giai đoạn trưởng thành nên chúng tôi chỉ tập trung đầu tư để phát triển nhanh và ổn định, còn việc lợi nhuận chưa là vấn đề bức thiết”, giáo sư Ngọc tâm sự.
Liên tục trong nhiều năm qua, Giáo sư Ngọc cùng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giảng viên nhà trường mở ra nhiều ngành học mới như du lịch, kinh tế phát triển cộng đồng, kỹ sư công tác xã hội, Đông phương học, Việt Nam học,…với chiến lược đào tạo ra đội ngũ lao động có kiến thức chuyên môn vững vàng, ứng dụng tốt các kiến thức, có đạo đức, phẩm chất tốt.
Liên tục trong nhiều năm qua, Giáo sư Ngọc cùng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giảng viên nhà trường mở ra nhiều ngành học mới như du lịch, kinh tế phát triển cộng đồng, kỹ sư công tác xã hội, Đông phương học, Việt Nam học,…với chiến lược đào tạo ra đội ngũ lao động có kiến thức chuyên môn vững vàng, ứng dụng tốt các kiến thức, có đạo đức, phẩm chất tốt.
Giáo sư nói: “Điều mà làm cho tôi mãn nguyện nhất là năm nay khoa Xã hội học đã mở thêm ngành công tác xã hội, phát triển cộng đồng. đặc biệt tổng công ty VTC (Tổng công ty truyền thông đa chức năng) đã sát nhập trường ta làm thành viên của Tổng công ty, qua đó sẽ mở thêm các lớp báo chí, truyền hình, điều mà tôi đã trăn trở bao lâu nay cho sinh viên thuộc lĩnh vực khoa học xã hội”.
Năm 2010 VTC và nhà trường đã khởi công xây dựng cơ sở mới trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, giáp quận 7, gồm phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, ký túc xá, khu thể thao... Xác định việc thực hành, thực tế là vấn đề quan trong nên trong quá trình đào tạo nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên đi sâu xát thực tế, học hỏi kinh nghiệm, những chuyến giã ngoại kết hợp học tập là cách mà giáo sư Ngọc và đội ngũ giảng viên của trường đưa kiến thức đến sinh viên một cách hiệu quả và được ủng hộ nhiệt tình.
Năm 2010 VTC và nhà trường đã khởi công xây dựng cơ sở mới trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, giáp quận 7, gồm phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, ký túc xá, khu thể thao... Xác định việc thực hành, thực tế là vấn đề quan trong nên trong quá trình đào tạo nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên đi sâu xát thực tế, học hỏi kinh nghiệm, những chuyến giã ngoại kết hợp học tập là cách mà giáo sư Ngọc và đội ngũ giảng viên của trường đưa kiến thức đến sinh viên một cách hiệu quả và được ủng hộ nhiệt tình.
Giáo sư Ngọc xác định mục tiêu lớn nhất mà nhà trường đang tập trung là nâng cao chất lượng giảng dạy, cố gắng thiết kế chương trình giảng dạy sát với yêu cầu thực tế, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa việc học và việc làm.
Gần đây có dịp thăm giáo sư, ông vẫn mạnh khỏe và vui vẻ, tràn đầy nhiệt huyết. Giáo sư bảo ông sẽ tiếp tục gắn bó với sự nghiệp giáo dục đến khi nào máu hết chảy trong mạch và tim ngừng đập, trí não ngừng hoạt động thì giáo sư mới thuận theo quy luật mà dừng cống hiến.
Và với mối duyên “nặng nợ giáo dục” đó, giáo sư Ngọc sẽ tiếp tục bước đi vững chắc trong những chuyến “đưa đò trí thức” cho đất nước,cho thế hệ ngày mai.
Ngọc Thanh
Gần đây có dịp thăm giáo sư, ông vẫn mạnh khỏe và vui vẻ, tràn đầy nhiệt huyết. Giáo sư bảo ông sẽ tiếp tục gắn bó với sự nghiệp giáo dục đến khi nào máu hết chảy trong mạch và tim ngừng đập, trí não ngừng hoạt động thì giáo sư mới thuận theo quy luật mà dừng cống hiến.
Và với mối duyên “nặng nợ giáo dục” đó, giáo sư Ngọc sẽ tiếp tục bước đi vững chắc trong những chuyến “đưa đò trí thức” cho đất nước,cho thế hệ ngày mai.
Ngọc Thanh