(PLO) - 67 kiều bào ra với Trường Sa trong chuyến công tác số 6 mang theo những món quà thiết thực, những hạt giống rau đã được ươm lên mầm, trồng theo giàn, có thể chống chịu muối mặn, sử dụng công nghệ tưới tự động. Những tấm pin mặt trời để chủ động cung cấp nguồn năng lượng. Hơn hết thảy, là những chiếc máy hút độ ẩm không khí để tạo ra nước ngọt...
Hình ảnh ghi nhận được trong chuyến công tác số 6 khi 67 kiều bào đến với Trường Sa:
|
Thả hoa tưởng niệm 64 cán bộ, chiến sỹ Hải quân đã hy sinh bảo vệ Trường Sa trong chiến dịch CQ88 |
|
Mỗi chuyến tàu công tác qua vùng biển Cô lin - Len đao - Gạc ma - Huy gơ đều dừng lại để tưởng niệm những người lính hải quân đã hy sinh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc ở Trường Sa |
|
Điểm đảo Cô lin ở vùng biển Trường Sa. Phía sau là đảo Gạc ma bị Trung quốc chiếm đóng trái phép, đang bồi lấp, tôn tạo, mở rộng. |
|
Thuyền trưởng của tàu KN490 còn rất trẻ, điều khiển con tàu hiện đại của lực lượng kiểm ngư đưa đoàn Việt kiều về từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ tới thăm Trường Sa. Những nụ cười thân thiện luôn thường trực trên môi họ, dù lịch trình di chuyển dày đặc cả ngày lẫn đêm suốt 11 ngày đêm suốt hải trình. |
|
Tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc nổ máy di chuyển khi trực canh đảo Gạc ma, lúc KN490 tới Cô lin |
|
Cửa luồng hẹp dẫn vào điểm đảo chìm, nên xuồng chuyển tải phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng di chuyển theo cờ hiệu. |
|
Hoa trên đảo chìm hôm nay. Những bông hoa mười giờ được lính đảo nâng niu trồng vào vỏ ốc, khi nước và đất rất hiếm để chăm bón, cũng là món quà quý cho những người đến từ bờ. |
|
Một việt kiều chụp ảnh lưu niệm với những công dân nhí trên quần đảo Trường Sa. |
|
Chào tạm biệt những người đi canh đảo, là những cánh tay vẫy đầy lưu luyến và lời hẹn gặp lại. |
|
Muốn tới được với Trường Sa, đặt chân lên các điểm đảo tiền tiêu của Tổ quốc, phải là những người may mắn lắm. |
|
Mỗi lần có đoàn công tác ra đảo là một lần những người lính Hải quân được cất cao tiếng hát, để vơi đi nỗi nhớ xa bờ. |
|
Nhà giàn trên thềm lục địa phía Nam như "tổ chim" giữa trùng khơi, thuộc Cụm Dịch vụ Kinh tế - khoa học -kỹ thuật, trên thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, cách đất liền khoảng 250 - 350 hải lý, viết tắt là DK1. |
|
Những tủ sách, báo trên các điểm đảo chìm luôn là tài sản quý đối với những người lính đảo, trong đó có báo Pháp luật Việt Nam. |
|
"Mắt thép" đi canh biển của những người lính hải quân trên đảo Cô lin. Họ luôn thức trực để giữ cho biển của Tổ quốc không bao giờ bị bất ngờ. |
|
Các thành viên đoàn công tác trong buổi lễ tưởng niệm những cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh ở Trường Sa, tổ chức trên boong tàu KN490 neo đậu ở vùng biển Cô lin - Gạc ma |
|
Một Việt kiều về từ phương xa đã không cầm được nước mắt khi nghe lại những tấm gương đã chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng vì chủ quyền biển đảo Tổ quốc. |
|
Chào đất liền, lời chào từ quần đảo Trường Sa. |
|
Đảo Trường Sa lớn, thủ phủ của quần đảo Trường Sa, là nơi duy nhất có cầu tàu có thể đón tàu trọng tải lớn như KN490 cập cảng. |
|
Đoàn việt kiều về từ Hàn Quốc đang lắp ráp các tấm pin mặt trời tặng các điểm đảo. |
|
Đây là nguồn năng lượng được tặng cho nhà giàn trong chuyến hành trình tháng 4/2016 của đoàn việt kiều về từ Hàn Quốc. Hiện công tác vận động tài trợ để tiếp tục tặng trang thiết bị cho các điểm đảo, nhà giàn khác đang đang được các thành viên tiến hành. |
|
Hình ảnh toàn cảnh tàu KN490 nhìn từ phía bầu trời Tổ quốc trong chuyến hành trình Trường Sa tháng 4/2016. |
|
Tấm hình lưu niệm của Trần Thị Hồng Liên, Việt kiều Úc, cùng với những cán bộ lực lượng Kiểm ngư Việt Nam trên đảo. |
|
Tàu KN 490 nhìn từ nhà giàn tại thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. |