Hơn 890 nghìn hộ nghèo, đối tượng chính sách của Tiền Giang được hỗ trợ vay vốn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chương trình tín dụng chính sách không chỉ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 0,97% (giảm 4,01% so với năm 2014) mà còn hoàn thành tích cực một số chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương, ngăn chặn “tín dụng đen”.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Võ Văn Bình trao bằng khen của UBND tỉnh. Ảnh: Xuân Uyên
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Võ Văn Bình trao bằng khen của UBND tỉnh. Ảnh: Xuân Uyên

Ngày 23/7, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Tín dụng chính sách xã hội (CSXH).

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị và gần 4 năm thực hiện Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư, có thể khẳng định đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống. Chủ trương không chỉ góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội mà còn ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Tín dụng CSXH được thực hiện thông qua Ngân hàng CSXH đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện được tăng cường. Quy mô tăng trưởng tín dụng không ngừng mở rộng, số lượt người được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi ngày một nhiều, chất lượng tín dụng được nâng cao, góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi, "tín dụng đen".

Có thể nói, đây là một công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đến với những đối tượng dễ bị tổn thương; là một trong những đòn bẩy kinh tế kích thích người nghèo và các đối tượng CSXH có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên khẳng định vị thể của mình; góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Để tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức về vai trò tín dụng CSXH, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội không chỉ phát huy vai trò chỉ đạo, giám sát mà còn nhập cuộc, chung tay làm tốt công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Xuân Uyên

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Xuân Uyên

Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp đã được kiện toàn, chất lượng hoạt động ngày càng nâng cao và đã làm tốt hơn chức năng quản trị hoạt động của Ngân hàng CSXH, kịp thời ban hành các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quy định, quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng CSXH, giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Nhiều cán bộ từ các cơ quan chính quyền, hội, đoàn thể được huy động tham gia quản trị và nhận ủy thác. Trong đó, nhiều cán bộ, hội viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh đang tham gia thực hiện nhận ủy thác cho Ngân hàng CSXH.

Việc tổ chức giao dịch công khai tại UBND xã đã tạo điều kiện để người dân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của Ngân hàng CSXH cũng như việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hiệu quả sử dụng vốn vay của các đối tượng trên địa bàn ngày càng được nâng lên, hiện đã hỗ trợ 891.700 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Trong đó, 102.118 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 93.998 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; 145.083 lao động được tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm; 753 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 328.892 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây dựng; 14.783 căn nhà cho hộ nghèo và đối tượng chính sách; 41 doanh nghiệp vay vốn trả lương lao động khi khó khăn do dịch Covid -19; 8.866 khách hàng được vay vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế; giúp 65 người chấp hành xong án phạt tù có vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

Thông qua các chương trình tín dụng chính sách góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 0,97% (giảm 4,01% so với năm 2014), góp phần hoàn thành tích cực một số chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương, ngăn chặn “tín dụng đen”.

Bà Nguyễn Thị Hằng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Xuân Uyên

Bà Nguyễn Thị Hằng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Xuân Uyên

Bà Nguyễn Thị Hằng - Phó tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam đánh giá cao những hoạt động tín dụng CSXH của tỉnh Tiền Giang như: thực hiện tốt phương thức đặc thù của tín dụng CSXH; các tổ chức Hội đã vào cuộc hết sức quyết liệt, gắn nguồn lực với chỉ đạo của UBND, HĐND; triển khai CSXH được đảm bảo, quan tâm bố trí điểm giao dịch khang trang, an toàn; thực hiện tốt chuyển giao công nghệ, học nghề…tạo điều kiện giảm nghèo bền vững. Tiền Giang cần xác định nguồn vốn CSXH là đầu tư cho phát triển, đầu tư công cần có nguồn ủy thác cho Ngân hàng CSXH.

Với mục tiêu tỉnh đề ra năm 2030 nguồn vốn địa phương đạt 15% nguồn vốn tỉnh, cần có quyết sách mạnh mẽ hơn để bổ sung nguồn vốn, giải quyết việc làm… Đưa nội dung tín dụng CSXH vào báo cáo, đánh giá kết quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hàng tháng, định kỳ. Các sở, ngành cần quan tâm, tạo điều kiện để thực hiện nguồn vốn ủy thác sang Chi nhánh Ngân hàng CSXH.

Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND - Võ Văn Bình ghi nhận và biểu dương những kết quả thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW.


Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND - Võ Văn Bình ghi nhận và biểu dương những kết quả thực hiện được. Ảnh: Xuân Uyên

Thời gian tới, ông yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Xác định CSXH là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội; Bố trí kịp thời nguồn lực CSXH, tập trung nguồn vốn CSXH từ ngân sách nhà nước, dành phần bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay; Tạo điều kiện người dân vay vốn, bảo đảm 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khác được vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế.

Ngân hàng CSXH tiếp tục phát huy vai trò, chủ động phối hợp với các Ngân hàng Nhà nước để tham mưu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động tín dụng CSXH, phấn đấu năm 2030 nguồn vốn ủy thác địa phương chiếm 15% tổng nguồn vốn cho vay của Chi nhánh Ngân hàng CSXH.

Bà Nguyễn Thị Hằng trao Bằng khen của Ngân hàng CSXH Việt Nam cho các tập thể. Ảnh: Xuân Uyên

Bà Nguyễn Thị Hằng trao Bằng khen của Ngân hàng CSXH Việt Nam cho các tập thể. Ảnh: Xuân Uyên

Dịp này, Hội nghị đã tặng bằng khen của UBND tỉnh Tiền Giang cho 18 tập thể và 14 cá nhân; tặng Giấy khen của Ngân hàng CSXH Việt Nam cho 9 tập thể và 10 cá nhân có thành tích trong việc thực hiện tín dụng CSXH trong 10 năm qua.

Đọc thêm