Tức giận vì bị người yêu từ chối “yêu”, bị cáo đã bóp cổ và dìm nạn nhân xuống mương cho đến chết. Dục vọng thấp hèn này không chỉ cướp đi sinh mạng của cô gái tội nghiệp mà còn khiến kẻ thủ ác phải trả giá bằng chính mạng sống của mình: Lĩnh án Tử hình!
Đòi “yêu” không được thì giết
Hồ sơ vụ án thể hiện: Ngày 3/8/2000, tại khu vực mương máng 4 cánh Đồng Săn thuộc thôn Ngoại, xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội, người dân phát hiện một xác chết bị vùi mặt xuống mương nước. Nạn nhân được xác định là Cẩn Thị Duyên (SN 1981, ở thôn Ngoại, xã Phú Kim).
Cơ quan công an xác định: Trước khi gặp nạn, chị Duyên có quan hệ yêu đương với Trịnh Văn Tuấn (SN 1980, ở cùng thôn). Theo một số nhân chứng, đêm 2/8/2000, họ nhìn thấy Tuấn chở chị Duyên bằng xe máy lên bờ mương (nơi tìm thấy thi thể của chị Duyên) ngồi chơi.
Ngay lúc khoanh vùng được nghi can Tuấn, cơ quan công an nhận được tin: Tên Tuấn đã bỏ trốn khỏi địa phương! Ngày 24/8/2000, lệnh truy nã đặc biệt trên toàn quốc đối với Trịnh Văn Tuấn được công an ban hành.
Quá trình lẩn trốn của Trịnh Văn Tuấn kéo dài 10 năm. Trong thời gian trốn “lưới trời”, Tuấn đã thay tên đổi họ thành Trần Minh Phúc và sống tại ấp 13, xã An Khánh, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Năm 2002, Tuấn bắt đầu chung sống như vợ chồng với một phụ nữ miền Tây rồi có với nhau 2 mặt con.
Chiều 23/12/2010, Trịnh Văn Tuấn đang nằm trên võng để bế con thì bị các trinh sát công an ập vào nhà, bắt theo lệnh truy nã. Tại cơ quan điều tra, Tuấn khai: Tối 2/8/2010, hắn thuê xe máy chở chị Duyên đi chơi tại khu vực bờ mương nêu trên. Tại đây, Tuấn đòi quan hệ tình dục với chị Duyên nhưng bị từ chối. Tức giận, Tuấn đè chị Duyên xuống đất để cưỡng đoạt. Bị chị Duyên phản kháng, Tuấn đã tháo giày, đập vào thái dương rồi dùng tay bóp cổ và dìm nạn nhân xuống mương cho đến chết.
Sau khi gây án, Tuấn chiếm đoạt một đôi hoa tai vàng (1,5 chỉ) và một dây chuyền vàng (3 chỉ) của chị Duyên, đi trả xe máy đã thuê rồi cao chạy xa bay.
Nỗi đau khổ mang tên 10 năm
Tại phiên tòa hôm qua - 7/9 của TAND TP.Hà Nội, cả gia đình bị hại và gia đình bị cáo đều thống nhất rằng mối tình của Tuấn với chị Duyên là mối tình đẹp. Tuấn là anh thợ xay xát hiền lành, dễ mến, Duyên cũng là cô thôn nữ đẹp người, đẹp nết. Hai người đã yêu nhau được một thời gian dài, Tuấn cũng đã đưa Duyên về ra mắt gia đình. Về phần gia đình Duyên, họ từng xem Tuấn như con cái trong nhà, thường xuyên nấu cơm thiết đãi Tuấn. Vậy mà sau đó, gã đàn ông này lại bộc lộ bộ mặt khốn nạn khi tước đoạt tính mạng của người con gái rất yêu thương hắn.
Đứng trước tòa, bố của chị Duyên nói trong tiếng nấc: “Gia đình chúng tôi đã thương yêu bị cáo như con như cháu trong nhà, tin tưởng bị cáo mà giao hạnh phúc của đứa con gái duy nhất cho bị cáo. Thế mà bị cáo đã làm những gì? Bị cáo giết con tôi, rồi cướp của, rồi bỏ trốn. Bao nhiêu năm trời chúng tôi hoang mang, chỉ mong bị cáo quay về nói rõ sự việc rồi xin lỗi vong linh con gái tôi mà không thấy. Chúng tôi thực sự đau khổ và mất lòng tin...”.
Trong giờ nghị án, khi chị gái và em trai của Tuấn đến ngồi cạnh bị cáo, ông Trịnh Văn Khương (bố Tuấn) lặng lẽ ra hành lang hút thuốc. Từ cái hôm Tuấn gây án rồi bỏ trốn, đây là lần thứ hai ông được gặp lại con trai của mình (trước đó, ông Khương gặp Tuấn ngay sau khi Tuấn bị bắt) nhưng ông vẫn chưa nói với nó một lời nào. Nỗi đau hơn 10 năm trời khiến ông già hơn cái tuổi 52 của mình rất nhiều. Ông bảo rằng, quãng thời gian Tuấn biệt tăm biệt tích, ông vẫn ngóng chờ nhưng trong thâm tâm đã tự nhủ rằng: “Thôi! Mình mất con thật rồi”. Từ ngày xảy ra án mạng, dù được cơ quan điều tra thông báo Tuấn đã gây ra tội lỗi, rồi bị hàng xóm, xóm làng dị nghị, không dám nhìn mặt thông gia tương lai nhưng điều làm ông đau nhất là việc Tuấn đã bỏ đi mà không nói một lời nào, khiến ông nửa tin nửa ngờ rằng liệu có phải đứa con trai ngoan ngoãn hiền lành của mình đã gây ra tội ác tày trời này không?
Ông Khương bảo rằng dẫu sao ông vẫn cảm ơn ông trời vì trong những năm trốn chạy, Tuấn đã không gây thêm một tội ác nào, không làm những điều rồ dại khác. Đã không ít lần, người cha tội nghiệp ấy đứng lên xin Tòa giảm án cho con trai mình, để nó được tiếp tục chí thú làm ăn, sống cuộc sống lương thiện...
Nỗi ân hận muộn màng
Hai đứa con, đứa lớn lên 8, đứa bé lên 4 và người vợ không hôn thú của Tuấn không có mặt tại Tòa. Nhưng liệu có phải là quả báo không, khi mà người vợ hờ chung sống với Tuấn lại là kẻ chỉ biết ăn chơi tối ngày, để mình Tuấn xoay xở kiếm tiền và nuôi các con?
Tuấn trả lời trước tòa rằng trong những năm lẩn trốn, Tuấn rất ăn năn hối hận về tội ác mà mình đã gây ra. Nhiều lần muốn ra đầu thú nhưng lại không đủ dũng cảm và vì thương hai đứa nhỏ, sợ chúng thất vọng về cha. Không ai biết Tuấn nói thật hay không, thế nhưng việc Tuấn bị bắt sau bao nhiêu năm lẩn trốn bởi một lá thư nặc danh đã phần nào lý giải rằng, trong một lúc ân hận và không kiềm được lòng mình, Tuấn đã chia sẻ nỗi khổ tâm của mình với một ai đó để mong tìm được nỗi đồng cảm cho bản thân.
Trong giờ nghị án, Tuấn đã hết lầm lì mà khóc rất nhiều, thậm chí khóc thành tiếng. Nhưng thật bất ngờ là khi được Hội đồng xét xử cho nói lời cuối cùng, bị cáo đã không xin giảm án mà chỉ mong hai gia đình tha thứ cho mình, xin được thắp một nén nhang cho vong linh chị Duyên được yên nghỉ...
Chạy trời không khỏi nắng, đó là kết cục của những kẻ thủ ác muốn chối bỏ tội ác của mình. Với những tội ác đã gây ra, Tuấn không thoát khỏi cái án phạt chung Tử hình cho hai tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Bị cáo bình thản đón nhận mức án khủng khiếp này, có lẽ bao năm qua anh ta đã sớm hình dung ra ngày này...
Ngọc Điệp
Đòi “yêu” không được thì giết
Hồ sơ vụ án thể hiện: Ngày 3/8/2000, tại khu vực mương máng 4 cánh Đồng Săn thuộc thôn Ngoại, xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội, người dân phát hiện một xác chết bị vùi mặt xuống mương nước. Nạn nhân được xác định là Cẩn Thị Duyên (SN 1981, ở thôn Ngoại, xã Phú Kim).
Cơ quan công an xác định: Trước khi gặp nạn, chị Duyên có quan hệ yêu đương với Trịnh Văn Tuấn (SN 1980, ở cùng thôn). Theo một số nhân chứng, đêm 2/8/2000, họ nhìn thấy Tuấn chở chị Duyên bằng xe máy lên bờ mương (nơi tìm thấy thi thể của chị Duyên) ngồi chơi.
Bị cáo Trịnh Văn Tuấn. |
Quá trình lẩn trốn của Trịnh Văn Tuấn kéo dài 10 năm. Trong thời gian trốn “lưới trời”, Tuấn đã thay tên đổi họ thành Trần Minh Phúc và sống tại ấp 13, xã An Khánh, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Năm 2002, Tuấn bắt đầu chung sống như vợ chồng với một phụ nữ miền Tây rồi có với nhau 2 mặt con.
Chiều 23/12/2010, Trịnh Văn Tuấn đang nằm trên võng để bế con thì bị các trinh sát công an ập vào nhà, bắt theo lệnh truy nã. Tại cơ quan điều tra, Tuấn khai: Tối 2/8/2010, hắn thuê xe máy chở chị Duyên đi chơi tại khu vực bờ mương nêu trên. Tại đây, Tuấn đòi quan hệ tình dục với chị Duyên nhưng bị từ chối. Tức giận, Tuấn đè chị Duyên xuống đất để cưỡng đoạt. Bị chị Duyên phản kháng, Tuấn đã tháo giày, đập vào thái dương rồi dùng tay bóp cổ và dìm nạn nhân xuống mương cho đến chết.
Sau khi gây án, Tuấn chiếm đoạt một đôi hoa tai vàng (1,5 chỉ) và một dây chuyền vàng (3 chỉ) của chị Duyên, đi trả xe máy đã thuê rồi cao chạy xa bay.
Nỗi đau khổ mang tên 10 năm
Tại phiên tòa hôm qua - 7/9 của TAND TP.Hà Nội, cả gia đình bị hại và gia đình bị cáo đều thống nhất rằng mối tình của Tuấn với chị Duyên là mối tình đẹp. Tuấn là anh thợ xay xát hiền lành, dễ mến, Duyên cũng là cô thôn nữ đẹp người, đẹp nết. Hai người đã yêu nhau được một thời gian dài, Tuấn cũng đã đưa Duyên về ra mắt gia đình. Về phần gia đình Duyên, họ từng xem Tuấn như con cái trong nhà, thường xuyên nấu cơm thiết đãi Tuấn. Vậy mà sau đó, gã đàn ông này lại bộc lộ bộ mặt khốn nạn khi tước đoạt tính mạng của người con gái rất yêu thương hắn.
Đứng trước tòa, bố của chị Duyên nói trong tiếng nấc: “Gia đình chúng tôi đã thương yêu bị cáo như con như cháu trong nhà, tin tưởng bị cáo mà giao hạnh phúc của đứa con gái duy nhất cho bị cáo. Thế mà bị cáo đã làm những gì? Bị cáo giết con tôi, rồi cướp của, rồi bỏ trốn. Bao nhiêu năm trời chúng tôi hoang mang, chỉ mong bị cáo quay về nói rõ sự việc rồi xin lỗi vong linh con gái tôi mà không thấy. Chúng tôi thực sự đau khổ và mất lòng tin...”.
Trong giờ nghị án, khi chị gái và em trai của Tuấn đến ngồi cạnh bị cáo, ông Trịnh Văn Khương (bố Tuấn) lặng lẽ ra hành lang hút thuốc. Từ cái hôm Tuấn gây án rồi bỏ trốn, đây là lần thứ hai ông được gặp lại con trai của mình (trước đó, ông Khương gặp Tuấn ngay sau khi Tuấn bị bắt) nhưng ông vẫn chưa nói với nó một lời nào. Nỗi đau hơn 10 năm trời khiến ông già hơn cái tuổi 52 của mình rất nhiều. Ông bảo rằng, quãng thời gian Tuấn biệt tăm biệt tích, ông vẫn ngóng chờ nhưng trong thâm tâm đã tự nhủ rằng: “Thôi! Mình mất con thật rồi”. Từ ngày xảy ra án mạng, dù được cơ quan điều tra thông báo Tuấn đã gây ra tội lỗi, rồi bị hàng xóm, xóm làng dị nghị, không dám nhìn mặt thông gia tương lai nhưng điều làm ông đau nhất là việc Tuấn đã bỏ đi mà không nói một lời nào, khiến ông nửa tin nửa ngờ rằng liệu có phải đứa con trai ngoan ngoãn hiền lành của mình đã gây ra tội ác tày trời này không?
Ông Khương bảo rằng dẫu sao ông vẫn cảm ơn ông trời vì trong những năm trốn chạy, Tuấn đã không gây thêm một tội ác nào, không làm những điều rồ dại khác. Đã không ít lần, người cha tội nghiệp ấy đứng lên xin Tòa giảm án cho con trai mình, để nó được tiếp tục chí thú làm ăn, sống cuộc sống lương thiện...
Nỗi ân hận muộn màng
Hai đứa con, đứa lớn lên 8, đứa bé lên 4 và người vợ không hôn thú của Tuấn không có mặt tại Tòa. Nhưng liệu có phải là quả báo không, khi mà người vợ hờ chung sống với Tuấn lại là kẻ chỉ biết ăn chơi tối ngày, để mình Tuấn xoay xở kiếm tiền và nuôi các con?
Tuấn trả lời trước tòa rằng trong những năm lẩn trốn, Tuấn rất ăn năn hối hận về tội ác mà mình đã gây ra. Nhiều lần muốn ra đầu thú nhưng lại không đủ dũng cảm và vì thương hai đứa nhỏ, sợ chúng thất vọng về cha. Không ai biết Tuấn nói thật hay không, thế nhưng việc Tuấn bị bắt sau bao nhiêu năm lẩn trốn bởi một lá thư nặc danh đã phần nào lý giải rằng, trong một lúc ân hận và không kiềm được lòng mình, Tuấn đã chia sẻ nỗi khổ tâm của mình với một ai đó để mong tìm được nỗi đồng cảm cho bản thân.
Trong giờ nghị án, Tuấn đã hết lầm lì mà khóc rất nhiều, thậm chí khóc thành tiếng. Nhưng thật bất ngờ là khi được Hội đồng xét xử cho nói lời cuối cùng, bị cáo đã không xin giảm án mà chỉ mong hai gia đình tha thứ cho mình, xin được thắp một nén nhang cho vong linh chị Duyên được yên nghỉ...
Chạy trời không khỏi nắng, đó là kết cục của những kẻ thủ ác muốn chối bỏ tội ác của mình. Với những tội ác đã gây ra, Tuấn không thoát khỏi cái án phạt chung Tử hình cho hai tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Bị cáo bình thản đón nhận mức án khủng khiếp này, có lẽ bao năm qua anh ta đã sớm hình dung ra ngày này...
Ngọc Điệp