"Kết luận của TS.Dung về thủy điện Sông Tranh 2 chỉ đúng 2/3"!

 

Kỹ sư Nguyễn Tài Sơn, TGĐ Cty Tư vấn Xây dựng điện 1 cho biết: “Kết luận của TS.Bùi Trung Dung - Cục Kiểm định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ở thủy điện Sông Tranh 2 chỉ đúng 2/3, bởi khâu thiết kế không sai”.
 

[links()] Kỹ sư Nguyễn Tài Sơn, TGĐ Cty Tư vấn Xây dựng điện 1 cho biết: “Kết luận của TS.Bùi Trung Dung - Cục Kiểm định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ở thủy điện Sông Tranh 2 chỉ đúng 2/3, bởi khâu thiết kế không sai”.

Kết luận về Sông Tranh 2, EVN khẳng định: “Nước thấm ra hạ lưu theo các khe nhiệt là chưa đúng với sơ đồ thấm, thoát nước theo thiết kế. Các ống thu nước trong các hành lang thu nước chưa đáp ứng tốt nhiệm vụ thu nước thấm trong thân đập, một số bị tắc...” Vì sao lại xảy ra những lỗi kỹ thuật này, thưa ông?
Đây chỉ là những sai sót do phía nhà thầu thi công, cụ thể là TCty Xây dựng Thủy lợi 4. Vì khi thiết kế, khe nhiệt có, tuyến chống thấm cũng có, nhưng khi thi công có thể do tắc ống, tấm đồng lắp lệch hoặc hàn không kín… dẫn đến rò rỉ nước như chúng ta thấy. Trách nhiệm này rõ ràng là của nhà thầu và giám sát phía nhà thầu thi công.
Nhưng trước đó - ngày 21/3, TS.Bùi Trung Dung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã kết luận: "Công trình này lỗi từ khâu thiết kế, thi công cho đến khai thác vận hành..." -  có nghĩa phía các ông cũng có lỗi chứ không phải là không?
TS.Dung nói vậy là vì lúc bấy giờ, anh ấy vừa mới vào công trình; ngoài ra, vào thời điểm đó, dư luận báo chí cũng rất “nóng”… với những áp lực như vậy nên trong đánh giá có thể có những cái không được chi tiết và sát thực tế.
Về nguyên tắc, muốn xác định, đánh giá nguyên nhân chuẩn thì trước đó phải xem qua hồ sơ thiết kế. Tôi nói không phải là để đổ lỗi cho ai nhưng tôi vẫn tái khẳng định lại, khâu thiết kế không sai, điều này cũng được Bộ Công thương khẳng định với các báo, đài. 
Trách nhiệm ở đây là ở khâu thi công và đơn vị vận hành (BQL.Dự án Thủy điện 3). Đáng ra sau khi xuất hiện tình trạng thấm nước, đơn vị vận hành phải thông báo và xin ý kiến xử lý ngay từ phía chúng tôi. Đằng này, họ không làm vậy mà tự xử lý hết sức thủ công, để lại những hình ảnh khó coi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ở đây, nhận xét của TS.Dung chỉ đúng 2/3.
Ngay sau khi xảy ra sự việc này, trả lời báo, đài  nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi đều nói đập này đang có vấn đề về kỹ thuật và tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực dễ phát sinh hậu quả cho vùng hạ du?
Việc những người làm khoa học quan tâm, bàn luận về một chủ đề đang thu hút sự chú ý của dư luận như ở Sông Tranh 2, tôi cho là tốt, là tâm huyết. Song nói tới vấn đề này là phải cần tới sự am tường và chuyên sâu chứ nhiều “thầy phán” không tường tận vẫn cứ phát ngôn như thời gian vừa rồi chỉ thêm nhiễu thông tin. Tôi nghĩ có thể do một số người không hiểu hết thiết kế cụ thể của công trình này nên mới như vậy.
Đập Sông Tranh 2 theo kết luận là không có vết nứt, song nói như vậy không có nghĩa từ trước tới nay là không có sự cố xảy ra đối với các đập thủy điện khác, bởi trên thế giới cũng có một số đập từng bị nứt sau đó phải xử lý. Ngay như đập Tam Hiệp (Trung Quốc) lớn đến như vậy cũng từng bị nứt, và cách đây khoảng 3- 4 năm, tôi đã đến đây tìm hiểu thực tế xem họ xử lý nó như thế nào.
Được biết, tỷ lệ xi măng trong 1 mét khối bê tông để xây đập theo công nghệ đầm lăn ( RCC) như Sông Tranh 2 là rất thấp nên dễ gây thấm khi tiếp xúc với nước. Quá trình thiết kế, tư vấn thiết kế dự liệu vấn đề này như thế nào?
Dù có áp dụng công nghệ gì đi nữa thì chất lượng bê tông cũng phải đáp ứng các yêu cầu sau: Cường độ chịu lực, độ kháng kéo, khả năng chống thấm. Bê tông RCC tỷ lệ xi măng thấp nhưng được pha trộn kèm với tro bay (một loại phụ gia kết dính) theo tỷ lệ xi măng + tro = 200kg/mét khối bê tông. Quá trình nghiệm thu kết cấu đập Sông Tranh 2 cho thấy, mọi chỉ tiêu đều vượt.
Cụ thể, phía tư vấn thiết kế đã tiến hành khoan lấy mẫu bê tông tại đập này  khi bê tông ở độ tuổi 1 năm (R365). Cụ thể, thiết kế yêu cầu chất lượng bê tông là là 13,0 đơn vị MPA, nhưng thực tế trung bình đạt 14,50MPA, tối đa lên đến 15,40MPA. Kết quả kiểm tra này được tiến hành trên hơn 1.400 mẫu bê tông.
Mẫu bê tông RCC ở đập thủy điện đưa đi thí nghiệm.
Mẫu bê tông RCC ở đập thủy điện đưa đi thí nghiệm.
Có ý kiến cho rằng, rò nước đối với đập RCC xử lý không hề dễ. Trong khi, ông ông Michel Hồ Tá Khanh, một chuyên gia Tập đoàn Điện lực Pháp cho rằng, có thể phủ toàn phần hay một phần mặt thượng lưu bằng màng chống thấm Carpi để xử lý sự cố thân đập.  Ông bình luận gì về những ý kiến trên? 
Xử lý tình trạng này, thông thường, người ta cho bơm xịt keo chuyên dụng vào những điểm cần bịt hoặc cho dán vào mặt thượng lưu bằng các tấm chất dẽo. Tôi nghĩ là xử lý được. Tuy nhiên phải chọn loại vật liệu nào cho nó hợp lý, chứ tấm chống thấm Carpi (Mỹ) rất đặt - 1.000USD/m. Có người cũng từng đến chỗ tôi chào hàng sản phẩm này, nhưng giá cao quá - có nghĩa chi phí chống thấm có khi bằng chi phí xây đập. Vì vậy, chúng tôi đang lựa chọn loại vật liệu kinh tế hơn. 
Ông có thể cho biết tiến độ, kế hoạch xử lý việc chống thấm ở đập này một cách cụ thể?
Sáng 29/3, Chủ nhiệm thiết kế của chúng tôi bay vào Sông Tranh 2 kết hợp với một kỹ sư mà chúng tôi đang “cắm” ở đó rồi cùng với chủ đầu tư khảo sát tại hiện trường. Chúng tôi khẳng định, việc khắc phục  nước thấm qua khe nhiệt sẽ hoàn thành sớm trong 4/2012.
Còn việc chống thấm giai đoan 2 tức là tổng thể thì vào tuần đầu của tháng 4/2012, chúng tôi sẽ có phương án xử lý cụ thể trình EVN duyệt và ngay sau đó, nhà thầu thi công sẽ thi công theo phương án đã duyệt. Công việc này chắc chắn hoàn thành trước tháng 7 năm nay. Cảm ơn ông!
Ngày 29/3, ông Đinh Phùng Bảo, Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ cho biết, thời điểm này, ở Quảng Nam đang là mùa khô, không mưa nên dòng chảy kiệt, lượng nước về Thủy điện Sông Tranh 2 không lớn nên khôngảnh hưởng đến kế hoạch hạ mức nước trong hồ chứa xuống thấp, nhằm phục vụ công tác chống thấm trên thân đập như chỉ đạo của EVN.

Tuấn Anh

Đọc thêm