Khám phá các món ăn truyền thống độc đáo ngày Tết châu Á

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tết Nguyên Đán được tổ chức rộng rãi ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…  Tuy nhiên, độc đáo nhất tại mỗi quốc có lẽ là các món ăn.

Những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm đầu năm mới của các nước châu Á trong dịp Tết Nguyên Đán:

Tại Hàn Quốc, trong bữa cơm đầu năm mới không thể thiếu món canh bánh gạo (Tteokguk). Món ăn này được làm từ bột gạo, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa.

Ảnh: Daegu Metropolitan City Government

Ảnh: Daegu Metropolitan City Government

Vào năm mới, các gia đình người Hàn sẽ cùng quây quần bên nhau để thưởng thức món canh này nhằm đánh dấu cột mốc bước sang một tuổi mới.

Việc ăn canh bánh gạo được suy đoán là có nguồn gốc từ thời cổ đại. Hình tròn của Tteokguk giống với đồng tiền xu cũ của nước Hàn, và tượng trưng cho tài lộc, mang lại sự may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Với người dân Việt Nam, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, hạt tiêu đen và một số gia vị khác.

Ảnh: asiamastertours.

Ảnh: asiamastertours.

Mỗi bánh chưng đều có phần dây lạt buộc bên ngoài thể hiện sự đoàn kết và gắn bó của các thành viên trong gia đình.

Vào đêm giao thừa, các thành viên trong gia đình Trung Quốc thường quây quần bên nhau để gói sủi cảo và thưởng thức chúng trong không khí đầm ấm của ngày Tết.

Ảnh: uniedu.

Ảnh: uniedu.

Bánh sủi cảo hình dáng quan tiền nên được quan niệm là món ăn mang lại may mắn và tài lộc cho cả năm. Theo truyền thống Trung Quốc, càng ăn nhiều sủi cảo trong bữa cơm ngày Tết, sẽ càng kiếm được nhiều tiền trong năm.

Nhật Bản đã bỏ ăn Tết cổ truyền từ năm 1873. Do đó, người Nhật ăn mừng năm theo Dương lịch. Trong ngày này, họ sẽ cùng nhau thưởng thức món ăn đặc biệt có tên gọi là Osechi.

Ảnh: justonecookbook.

Ảnh: justonecookbook.

Osechi là một set đồ ăn gồm rất nhiều những món khác nhau được đựng trong chiếc khay hình chữ nhật nhiều tầng có tên là “jubako”. Mỗi một nguyên liệu trong Osechi mang một ý nghĩa may mắn riêng.

Ảnh: asianinspirations.

Ảnh: asianinspirations.

Gỏi cá Yu Sheng thường được dùng như món khai vị để tăng niềm may mắn trong đầu năm mới tại SingaporeMalaysia. Yu Sheng có nghĩa là sự thăng hoa của phú quý và biểu tượng cho “sự thịnh vượng và phát đạt”.

Nguyên liệu để hoàn thành món gỏi cá Yu Sheng gồm có cá hồi tươi, các loại trái cây và rau củ như bưởi, đu đủ, cà rốt thái sợi, gừng, lạc rang, vừng, nước sốt được làm từ quả mận.

Đọc thêm