Khám xét 11 địa điểm liên quan đến nghi phạm vận chuyển thiết bị cho chương trình hạt nhân của Iran

(PLVN) - Một người đàn ông Đức gốc Iran đã bị bắt vì cáo buộc cung cấp thiết bị thí nghiệm trị giá 1,1 triệu euro cho một công ty trong danh sách đen của EU có liên quan đến các chương trình hạt nhân và tên lửa của Tehran.
Phương Tây vẫn nghi ngờ về khả năng hạt nhân của Iran. Ảnh: Reuters

Công tố viên liên bang Đức cho biết, một người đàn ông Đức gốc Iran đã bị bắt hôm thứ Ba vì tình nghi vận chuyển thiết bị được sử dụng trong các chương trình hạt nhân và tên lửa của Iran.

Công tố viên xác nhận cảnh sát trước đó đã khám xét các văn phòng và căn hộ có liên quan đến nghi phạm ở 11 địa điểm riêng biệt, trên khắp ba bang của Đức - Hamburg, Schleswig-Holstein và North Rhine-Westphalia.

Người đàn ông, được gọi là Alexander J., bị cáo buộc đã xuất khẩu thiết bị trị giá 1,1 triệu euro (1,3 triệu USD) cho một cá nhân Iran có công ty đã bị Liên minh châu Âu đưa vào danh sách đen. EU cho biết bên nhận đã sử dụng công ty của mình làm bình phong để mua sắm thiết bị phục vụ quá trình làm giàu nhiên liệu hạt nhân của Tehran.

Văn phòng công tố liên bang Đức cho biết thêm, Alexander J. đã được tiếp cận vào năm 2018 và 2019 để mua thiết bị thí nghiệm.

Theo công tố viên, nghi phạm đã vận chuyển một cặp quang phổ kế (có thể được sử dụng để phân tích từ trường xung quanh hạt nhân nguyên tử), được mua với giá 166.000 euro, đến Iran vào tháng 1/2020. Sáu tháng sau, anh ta vận chuyển thêm hai máy quang phổ với giá 388.000 euro mà không xin giấy phép xuất khẩu đặc biệt (vì người nhận hàng nằm trong danh sách đen của EU).

Sự việc hôm thứ Ba có thể làm tăng thêm nghi ngờ của phương Tây về các hoạt động hạt nhân của Iran. Một số cường quốc phương Tây từ lâu đã cáo buộc Tehran tiến tới làm giàu uranium cấp độ của vũ khí là vi phạm Kế hoạch Hành động Toàn diện chung năm 2015 (JCPOA).

Theo thỏa thuận JCPOA, Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Tuy nhiên, thỏa thuận phù hợp với EU và sáu quốc gia - cụ thể là Đức, Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ - đã trở nên "mong manh" kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ tuyên bố rút khỏi JCPOA năm 2018. Đáp lại, Iran cho biết họ sẽ thúc đẩy việc làm giàu nhiên liệu uranium.

Những nỗ lực nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân, bao gồm các vòng đàm phán ở Vienna (Áo), vẫn chưa có kết quả.