Khảo sát Chỉ số sống khoẻ 2018 của Tập đoàn AIA (AIA) đã chỉ ra rằng nhiều người Việt Nam có thể đối mặt với khó khăn lớn về tài chính khi điều trị các bệnh hiểm nghèo (bao gồm ung thư, các bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và các bệnh nghiêm trọng khác).
|
Những yếu tố chính trong khảo sát chỉ số sống khoẻ AIA |
Kết luận trên nằm trong khảo sát Chỉ số sống khỏe lần thứ tư của AIA (“Khảo sát”). Khảo sát này được AIA thực hiện lần đầu tiên năm 2011 nhằm tìm hiểu xu hướng, động lực và mối quan tâm về sức khỏe hiện tại của từng cá nhân cũng như cộng đồng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, 57% người tham gia khảo sát có chung mối quan ngại về chi phí ước tính để điều trị các bệnh hiểm nghèo. Khi được yêu cầu ước tính về chi phí điều trị bệnh ung thư mà họ có thể chi trả, hơn một nửa (58%) số người tham gia khảo sát ước tính một khoản tiền sẽ khiến họ lâm vào hoàn cảnh tài chính khó khăn.
|
58% nghĩ rằng chi phí điều trị bệnh ung thư sẽ đặt họ vào tình trạng tài chính khó khăn |
Sự quan ngại này là chính đáng. Những người tham gia khảo sát cho biết họ dự kiến một khoản thiếu hụt trung bình là 41% trên tổng chi phí điều trị mà họ phải chi trả đối với điều trị ung thư. Đối với những người Việt Nam tham gia khảo sát, sự thiếu hụt tài chính đối với các bệnh tim mạch là 27% và bệnh tiểu đường là 18%.
|
Đa số người Việt Nam không đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ vì họ cảm thấy vẫn rất khoẻ mạnh |
Nhìn chung, mức độ hài lòng với tình trạng sức khoẻ và thói quen sống khoẻ ở Việt Nam đã tăng nhẹ lên mức 93% so với 90% trong cuộc khảo sát trước vào năm 2016.
Khoảng 65% người Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy hài lòng với thời gian họ dành cho việc tập thể dục hàng ngày – chỉ số này đã giảm 15% so với kết quả khảo sát năm 2016.
Kết quả này phản ánh sự kỳ vọng thay đổi của người Việt Nam về lối sống và cách cư xử lành mạnh lý tưởng cũng như thay đổi những thói quen sống hàng ngày. Mặc dù mức độ hài lòng với tình trạng sức khoẻ tăng lên nhưng tỷ lệ người Việt Nam sẵn sàng áp dụng và duy trì những thói quen sống khoẻ lại giảm đi. Trung bình, người Việt Nam tham gia khảo sát dành 2,7 giờ để tập thể dục trong 1 tuần – giảm so với mức 2,8 giờ trong năm 2016.
Duy trì các thói quen sống khoẻ không phải là điều dễ thực hiện. Chỉ có khoảng 68% những người đã từng thử một chế độ ăn kiêng sẽ tiếp tục duy trì chế độ này; đồng thời, chỉ có khoảng 63% những người đã từng cố gắng giảm lượng muối tiêu thụ hằng ngày tiếp tục duy trì thói quen đó.
Trong khi đó, công nghệ đang từng ngày chứng tỏ là một yếu tố tích cực trong qua trình thay đổi hướng tới lối sống lành mạnh. Hầu hết mọi người (77% người Việt Nam được khảo sát) cho rằng các thiết bị công nghệ về sức khoẻ cũng như theo dõi hoạt động hàng ngày rất dễ sử dụng và 75% nghĩ là những thiết bị này sẽ đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi thói quen sống khoẻ. Tuy nhiên, gần 1 trong 3 người từng sử dụng những thiết bị này đã ngừng không tiếp tục sử dụng nữa.
|
Người Việt đứng thứ 3 trong khu vực và thuộc nhóm chi nhiều nhất cho các thói quen ăn uống lành mạnh |
Ông Wayne Besant, Tổng Giám đốc AIA Việt Nam cho biết: “Trong số các thị trường trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tham gia khảo sát, Việt Nam đứng thứ hai về mức độ hài lòng với tình trạng sức khoẻ, tăng 3% so với năm 2016. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi nó cho thấy những nỗ lực duy trì thói quen sống khoẻ của người Việt Nam đã bắt dầu phát huy tác dụng. Với phương châm giúp mọi người sống khoẻ hơn, lâu hơn và hạnh phúc hơn, AIA cam kết luôn đồng hành, khuyến khích người dân Việt Nam tích cực thay đổi những thói quen sống khoẻ và duy trì chúng bằng những hành động thiết thực như gần đây, chúng tôi đã hợp tác với đầu bếp dinh dưỡng Long Châu cho ra mắt cuốn sách nấu ăn Thuận Tự Nhiên để khuyến khích mọi người có chế độ ăn cân bằng và đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày.”