Khi trí thức trẻ làm Phó chủ tịch xã, "ăn lương nhà"...

Các Phó chủ tịch xã về nhận công tác từ tháng 3/2012, nhưng cho đến nay, lương của các bạn trẻ này chưa được cấp. Đây là một khó khăn, có thể ảnh hưởng đến tâm huyết của cán bộ vì “đi làm mà không có lương với phụ cấp thì rõ ràng chưa động viên được tinh thần các trí thức”.
 
Sau những bước chập chững đầu tiên, các Phó chủ tịch xã của đề án đưa 600 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch xã của 62 huyện nghèo vẫn còn con đường dài phía trước. Mọi sự chuẩn bị dù chu đáo đến đâu cũng khó tránh được sự bất thường của thực tiễn, song quan trọng là sự phấn đấu, sự cống hiến, trưởng thành của mỗi người ở cuối con đường đó.
Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ Trung ương mà cả địa phương cũng nên dẹp “cái riêng” để vì “cái chung”, tránh làm thui chột nhưng hạt giống căng tràn nhiệt huyết.
Trí thức trẻ không sợ thất nghiệp
Trí thức trẻ không sợ thất nghiệp
“Mục sở thị” ra… đề án 
Làm Phó chủ tịch UBND xã đòi hỏi phải có năng lực, tố chất lãnh đạo quản lý và trình độ chuyên môn. 
Do vậy, các trí thức trẻ được chọn ngoài 6 tuần học lý thuyết (với 3 phần là kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, kiến thức quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở xã, 13 kỹ năng cần thiết từ lập kế hoạch có sự tham gia của người dân cho đến kỹ năng tổ chức điều hành, giám sát tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phương pháp luận tiếp cận với nhân dân, phương pháp đi cơ sở, phương pháp tiếp cận với già làng, trưởng bản…) còn có 5 tuần đi thực tiễn ở huyện và xã để nắm điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc thù phong tục tập quán, cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính. 
Trong 4 tuần thực tập ở xã, các Phó chủ tịch thường xuyên được phân công đi cơ sở, nắm bắt địa bàn, “mục sở thị” điều kiện kinh tế- xã hội, người dân, thuận lợi, khó khăn để xác định quyết tâm, phát hiện các vấn đề cấp thiết ở xã cần phải triển khai ngay; đề nghị với Bí thư, Chủ tịch UBND xã cho làm đề án phát triển kinh tế- xã hội làm “tác phẩm đầu tay” khi về công tác tại xã. 
Làm "quan"… chưa có lương
Các Phó chủ tịch xã về nhận công tác từ tháng 3/2012, nhưng cho đến nay, “lương của các bạn trẻ này chưa được cấp”. Đây là một khó khăn, có thể ảnh hưởng đến tâm huyết của cán bộ vì “đi làm mà không có lương với phụ cấp thì rõ ràng chưa động viên được tinh thần các trí thức”.
Theo quy định, tiền lương của các trí thức trẻ sẽ được nhận tại xã, nhưng nguồn chi trả phải thực hiện theo Luật Ngân sách. Năm 2011 và đầu năm 2012, khi các trí thức trẻ về các xã, Sở Tài chính và Sở Nội vụ sẽ tổng hợp danh sách, báo cáo Bộ Tài chính thẩm tra và cấp theo Luật.
Trong khi đó, dự toán ngân sách cho năm 2012 đã được HĐND các địa phương phê duyệt từ năm 2011. Đó là lý do khiến nhiều phó chủ tịch chưa nhận được lương. Vừa qua, Ban Quản lý Dự án cũng đã có công văn hướng dẫn, làm sao để trong tháng 5 này các trí thức trẻ sẽ nhận được tiền lương. 
Trí thức trẻ không sợ thất nghiệp
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về, các Phó chủ tịch xã trong Dự án sẽ “không rơi vào cảnh thất nghiệp hoặc bị bố trí công việc không đúng chuyên môn” là một “cam kết” của Chính phủ để đảm bảo tương lai cho các trí thức trẻ tình nguyện đi “thay da đổi thịt” cho những xã vùng sâu vùng xa.
Trong thời gian thực hiện dự án, nếu trí thức trẻ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong ít nhất 3 năm hoặc hoàn thành nhiệm vụ trong 5 năm thì: được địa phương tiếp tục quy hoạch, bố trí sử dụng nếu trí thức trẻ đó có nhu cầu ở lại địa phương công tác, hoặc xét chuyển trở thành công chức và bố trí công việc tại tỉnh. Nếu trí thức trẻ không có nhu cầu làm việc tại tỉnh thì đánh giá, nhận xét về quá trình công tác của trí thức trẻ và viết giấy giới thiệu về tỉnh khác mà họ tới làm việc. 
Hơn nữa, các trí thức trẻ này rất được các địa phương tham gia Dự án “ưu ái” vì hy vọng, họ không chỉ là nguồn bổ khuyết cho các lĩnh vực còn thiếu cán bộ, mà sẽ là nguồn cán bộ lãnh đạo cho địa phương trong tương lai. Nhà nước sẵn sàng tạo điều kiện giúp các trí thức trẻ trưởng thành và cống hiến. Điều quan trọng là sự phấn đấu, sự cống hiến, trưởng thành của mỗi người. 
Huy Anh 

Đọc thêm