Sáng qua - 31/10, khi thảo luận về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội (QH) năm 2012, vấn đề các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) băn khoăn nhất vẫn là làm thế nào để hoạt động giám sát của QH và các cơ quan của QH có thực chất...
Không kiểm soát hiệu lực giám sát
QH, các cơ quan của QH, các đoàn ĐBQH và các ĐBQH đã giám sát nhiều nội dung quan trọng, giúp Chính phủ, các Bộ, ngành trong chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ KT-XH tốt hơn, hỗ trợ tích cực cho công tác xây dựng pháp luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Tuy nhiên, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cũng thừa nhận, hoạt động giám sát của QH vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tình hình hiện nay như giám sát văn bản quy phạm pháp luật chưa được quan tâm đúng mức, kết quả giám sát giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân còn hạn chế. Quan trọng nhất là việc theo dõi, đánh giá việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát còn chưa làm được nhiều…
Đó cũng là một trong những biểu hiện của tình trạng “hậu” giám sát chưa được coi trọng. ĐB Võ Thị Hồng Thoại (Bạc Liêu) nhận thấy, sau giám sát, nhiều kiến nghị giám sát không hoặc chậm được thực hiện. Hiện nay, hầu như kết qủa giám sát không được trình bày tại QH và gần như các kết quả giám sát bị “bỏ ngỏ”, không được kiểm chứng việc thực hiện, khiến ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng của QH, vì “hiệu lực kết qủa giám sát của QH phụ thuộc vào việc sử dụng kết quả giám sát đó” - ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) nhận định.
Đặc biệt, để hoạt động giám sát của QH thoát khỏi tình trạng “chỉ nghe báo cáo (cả tại hội trường QH và địa phương - PV) và “đảo” qua cơ sở”, nhiều ĐB đề nghị, phải tăng thời gian để “các đoàn giám sát có thể “nằm” tại địa phương mới có kết quả sát thực” - như ý kiến của ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng).
Không kiểm soát hiệu lực giám sát
QH, các cơ quan của QH, các đoàn ĐBQH và các ĐBQH đã giám sát nhiều nội dung quan trọng, giúp Chính phủ, các Bộ, ngành trong chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ KT-XH tốt hơn, hỗ trợ tích cực cho công tác xây dựng pháp luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Tuy nhiên, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cũng thừa nhận, hoạt động giám sát của QH vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tình hình hiện nay như giám sát văn bản quy phạm pháp luật chưa được quan tâm đúng mức, kết quả giám sát giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân còn hạn chế. Quan trọng nhất là việc theo dõi, đánh giá việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát còn chưa làm được nhiều…
|
Ảnh minh họa. |
Đặc biệt, để hoạt động giám sát của QH thoát khỏi tình trạng “chỉ nghe báo cáo (cả tại hội trường QH và địa phương - PV) và “đảo” qua cơ sở”, nhiều ĐB đề nghị, phải tăng thời gian để “các đoàn giám sát có thể “nằm” tại địa phương mới có kết quả sát thực” - như ý kiến của ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng).
Bên cạnh đó, phải tăng cường giám sát của cử tri đối với hoạt động giám sát của QH thông qua các phương tiện truyền thông. Như ĐB Lê Thị Nga kiến nghị, cần “mở rộng sự tham gia của báo chí và cử tri vào hoạt động giám sát của QH để cải tiến hoạt động và hiệu quả hoạt động này”.
Hạn chế giám sát chồng giám sát
Từ thực tế, trong một thời gian ngắn, nhiều địa phương phải liên tiếp làm việc với các đoàn giám sát của QH, thậm chí nội dung làm việc lại gần nhau. Nên ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho rằng, hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động giám sát của QH chính là một biện pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giám sát.
Hơn nữa, chương trình giám sát của các cơ quan của QH nhiều khi không trùng với chương trình giám sát của các đoàn ĐBQH. Ước tính, có năm có đến 20 chương trình giám sát của các cơ quan QH, thì đoàn ĐBQH không có đủ nguồn lực để phối hợp, chưa kể phải thực hiện các hoạt động của đoàn tại địa phương. ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) phản ánh, hoạt động giám sát hiện nay “quá tải cho địa phương, đơn vị”.
Nên nhiều ĐB kiến nghị, “UBTVQH cần điều chỉnh, không để đoàn ĐBQH địa phương phải chạy theo chương trình giám sát của các ủy ban và không để tiến hành giám sát cùng một thời gian, gây khó khăn cho cơ sở”.
Hương Giang
Hạn chế giám sát chồng giám sát
Từ thực tế, trong một thời gian ngắn, nhiều địa phương phải liên tiếp làm việc với các đoàn giám sát của QH, thậm chí nội dung làm việc lại gần nhau. Nên ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho rằng, hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động giám sát của QH chính là một biện pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giám sát.
Hơn nữa, chương trình giám sát của các cơ quan của QH nhiều khi không trùng với chương trình giám sát của các đoàn ĐBQH. Ước tính, có năm có đến 20 chương trình giám sát của các cơ quan QH, thì đoàn ĐBQH không có đủ nguồn lực để phối hợp, chưa kể phải thực hiện các hoạt động của đoàn tại địa phương. ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) phản ánh, hoạt động giám sát hiện nay “quá tải cho địa phương, đơn vị”.
Nên nhiều ĐB kiến nghị, “UBTVQH cần điều chỉnh, không để đoàn ĐBQH địa phương phải chạy theo chương trình giám sát của các ủy ban và không để tiến hành giám sát cùng một thời gian, gây khó khăn cho cơ sở”.
Hương Giang