Trả lời câu hỏi của ĐB Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) về các thế lực chống phá, phá hoại nền tảng tư tưởng, Bộ trưởng Hùng cho hay Bộ vừa rồi đã xử lý rất nhiều các trang web mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Facebook đã chặn 21 trang mạng chống phá Nhà nước
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương về nguy cơ an ninh mạng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định chúng ta giải quyết vấn đề trên không gian mạng trước khi có Luật An ninh mạng và khi có luật thì ta làm mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Bộ trưởng cũng cho biết chỉ cách đây 2 ngày, Facebook đã công bố chặn quảng cáo chính trị
Tạp chí mà hoạt động như báo điện tử là sai luật
Liên quan đến tình trạng báo hóa tạp chí điện tử, ĐB Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định) cho rằng, tình trạng này đã kéo dài trong thời gian qua và làm gia tăng một số lượng lớn phóng viên cộng tác viên. Từ đó làm gia tăng hiện tượng gây sách nhiễu đối với các cá nhân, tổ chức và chính quyền địa phương cùng nhiều biểu hiện tiêu cực khác.
Trước tình trạng này, Bộ TTTT đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ ban hành không ít nghị định quyết định về quản lý báo chí. Bộ cũng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra nhưng tình trạng này vẫn chậm được khắc phục.
Trong khi, các tạp chí điện tử đang lúng túng và rất cần vai trò của bộ không phải chỉ nhắc nhở chấn chỉnh mà cần có được định hướng giải pháp mang tính đột phá để họ vừa nâng cao chất lượng nội dung vừa hoạt động đúng đúng tôn chỉ mục đích.
“Với tư cách là người đứng đầu Bộ trưởng có nhìn nhận được vai trò của mình không? Bao giờ có được những giải pháp đột phá nhằm tìm hướng phát triển cho các tạp chí điện tử và khắc phục triệt để các hiện tượng tiêu cực nói trên?”, ĐB Thảo đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi của ĐB, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cách nói báo hoá tạp chí điện tử là cách nói dân dã. Thực ra đây là hoạt động sai Luật Báo chí.
Luật đã quy định tạp chí phải tập trung vào chuyên ngành, xuất bản định kỳ. Vừa qua có tình trạng một số tạp chí cũng làm tin thời sự, tin chính trị, cũng điều tra, phóng sự…, tức là sai tôn chỉ mục đích. “Bộ có nhìn thấy vấn đề này không? Chúng tôi đã nhìn thấy”, Bộ trưởng Hùng khẳng định.
Theo người đứng đầu Bộ TTTT, vừa qua Bộ đã họp cùng các cơ quan hữu quan để bàn giải pháp. Trước hết sẽ quy định tường minh về định kỳ của tạp chí. Thứ hai là thực hiện quy hoạch lại hệ thống báo chí, trong khi quy hoạch lại thì sẽ làm rõ tôn chỉ, mục đích, để báo chí làm đúng tôn chỉ mục đích của mình.
Một là về mặt quy định pháp luật, chúng ta phải làm tường minh câu chuyện thế nào là chuyên ngành, thế nào là định kỳ. Hai là quy hoạch lại các cơ quan báo chí. Khi quy hoạch lại bao gồm việc cấp lại giấy phép, trong giấy phép đó có phần tôn chỉ, mục đích thì phải làm rõ tôn chỉ, mục đích của từng cơ quan báo chí.
Hiện nay có một tình trạng các báo, tạp chí cùng đưa một sự kiện mà đáng lẽ là mỗi một tờ báo cần làm sâu lĩnh vực của mình để tạo một không gian toàn cảnh cho đất nước hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận.
Cũng liên quan đến vấn đề quản lý báo chí, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đề nghị Bộ trưởng Hùng cho biết có hiện tượng cơ quan báo chí bán kênh bán phụ trương bán giấy phép cho tư nhân không? Nếu có thì hiện tượng này diễn ra ở mức độ nào và điều đó đã tạo ra thiếu minh bạch khó quản lý như thế nào? Trách nhiệm của Bộ trưởng ra sao?
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, luật hiện hành có quy định cho cơ quan báo chí được liên kết với tư nhân, và thực tế nhờ việc liên kết này làm chất lượng báo chí tốt lên. Tuy nhiên khi làm sẽ nảy sinh một số vấn đề. Một số cơ quan báo chí lỏng. Về nguyên tắc cơ quan báo chí chịu trách nhiệm nội dung và chỉ liên kết trong lĩnh vực không phải chính trị thời sự.
Nhưng một số cơ quan báo chí cũng thả cho đơn vị liên kết can thiệp nội dung. Bộ đã nhìn thấy vấn đề này và sẽ nghiên cứu xây dựng quy định chi tiết về vấn đề liên kết.