Kiến thức cơ bản để phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhồi máu cơ tim một là một biến cố tim mạch nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa nhồi máu tim nếu trang bị cho mình đầy đủ kiến thức cơ bản về bệnh, yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim đến gần cùng với cách chăm sóc sức khỏe để giảm thiểu rủi ro tim mạch.

Những ai dễ bị nhồi máu cơ tim

ThS.BS Nguyễn Đình Hiến - Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội cho biết, cơn nhồi máu cơ tim có thể đến bất ngờ với bất kỳ ai đặc biệt là những người có nguy cơ cao sau đây:

Bệnh mạch vành: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhồi máu cơ tim, các mảng xơ vữa hình thành trong lòng động mạch gây tắc hẹp lòng mạch, cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng lâu dần bị tổn thương và hoại tử.

Huyết áp cao: Huyết áp cao làm tăng áp lực máu lên thành động mạch gây tổn thương và thúc đẩy sự hình thành của mảng xơ vữa động mạch.

Cholesterol và triglyceride cao: Các loại “mỡ xấu” này có thể lắng đọng và tích tụ trong lòng mạch, tạo thành những mảng xơ vữa.

Đái tháo đường: Đường huyết cao làm tổn thương các mạch máu trong đó có động mạch vành.

Béo phì: Mức độ thừa cân béo phì tỷ lệ thuận với nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Khói thuốc lá: gây tổn thương mạch máu, gia tăng nguy cơ xơ vữa mạch.

Tuổi cao: Nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng theo độ tuổi (nam giới sau tuổi 45, nữ giới sau tuổi 55).

Tiền sử gia đình có bệnh tim: Nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng cao nếu bạn sinh ra trong gia đình có người mắc bệnh tim mạch.

Để phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim, bạn có thể đọc thêm tập hợp bài viết về bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim. Sự hiểu biết về bệnh giúp bạn chủ động phòng tránh rủi ro từ các yếu tố nguy cơ.

Giữ huyết áp trong giới hạn cho phép để phòng ngừa nguy cơ nứt vỡ mảng xơ vữa gây nhồi máu tim.
Giữ huyết áp trong giới hạn cho phép để phòng ngừa nguy cơ nứt vỡ mảng xơ vữa gây nhồi máu tim.

Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim trước vài ngày

Cơn nhồi máu cơ tim có thể xảy đến bất cứ lúc nào và gây tử vong chỉ trong vòng vài giờ nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy việc nhận biết được những dấu hiệu nhồi máu cơ tim sớm có vai trò rất quan trọng giúp gia tăng tỷ lệ sống sót và giảm biến chứng ở người bệnh. Sau đây là những biểu hiện mà bạn cần lưu ý:

Mệt mỏi bất thường: người bệnh cảm thấy mệt mỏi vô cớ liên tục trong nhiều ngày, mệt mỏi ngay cả khi thức dậy.

Khó thở: người bệnh khó thở khi hoạt động gắng sức, thậm chí khó thở khi đi bộ, mọi hoạt động trở nên khó khăn hơn và luôn cảm thấy đuối sức chỉ muốn ngồi hay nằm nghỉ.

Thay đổi tâm trạng: cảm giác bồn chồn, lo âu không có lý do. Khó ngủ, lo lắng thường xảy ra cùng với khó thở và tăng dần theo từng ngày trước khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra.

Rối loạn tiêu hóa: người bệnh cảm thấy khó tiêu thường xuyên, ợ nóng kèm theo buồn nôn và nôn.

Đau tức ngực: đây là triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim, người bệnh cảm thấy ngực như bị đè nén, nặng nề, đau nhức, khó chịu, có thể đau lan xuống 2 cánh tay.Tuy nhiên có thể một số người không xuất hiện triệu chứng này (nhồi máu cơ tim thầm lặng)

Các triệu chứng khác: đau đầu, đau ở hàm, lưng trên, vai, cổ; mồ hôi lạnh; da nhợt nhạt…

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại, một bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hoàn toàn có thể được chẩn đoán sớm, cấp cứu kịp thời để qua cơn nguy kịch. Việc điều trị kịp thời sẽ làm giảm kích thước vùng tim bị thiếu máu hoặc hoại tử, giúp người bệnh phục hồi được chức năng tim và tránh rủi ro như suy tim, rối loạn nhịp.

Vậy nên, mỗi người bệnh tim mạch, đặc biệt với người bệnh mạch vành, hãy luôn biết lắng nghe cơ thể để nhận biết kịp thời những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất của cơn nhồi máu cơ tim.

Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim 

Nhồi máu cơ tim có thể phòng ngừa được bằng cách điều trị tích cực các bệnh lý tim mạch liên quan kết hợp với điều chỉnh lối sống khoa học lành mạnh.

Loại bỏ hoặc làm giảm các yếu tố nguy cơ

Hiểu rõ về những đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim sẽ giúp người bệnh ý thức được vai trò quan trọng của việc kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, từ đó ngăn ngừa cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện và kéo dài tuổi thọ.

Điều trị tốt các bệnh tim mạch dễ gây nhồi máu cơ tim

Bệnh mạch vành, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường là những nguyên nhân hàng đầu gây ra cơn nhồi máu cơ tim. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, không tự ý ngừng sử dụng thuốc, giảm liều, bỏ liều để ngăn bệnh tiến triển và phòng ngừa nhồi máu cơ tim. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy tác dụng của việc kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ:

Giảm cholesterol máu: giảm được 10% mức tăng cholesterol máu sẽ giúp bạn giảm được tới 21% nguy cơ tử vong vì nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành.

Kiểm soát tốt huyết áp: với những người bệnh có mức huyết áp cao thì việc giảm được 5-6 mmHg huyết áp tâm trương sẽ giúp giảm tỉ lệ gặp phải dấu hiệu nhồi máu cơ tim xuống 14%.

Ổn định đường huyết: tỷ lệ nhồi máu cơ tim trong 10 năm ở người bệnh đái tháo đường giảm tới 15% nếu nồng độ HBA1c giảm 0,9%.

Tuân thủ điều trị bệnh tim mạch giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim
 Tuân thủ điều trị bệnh tim mạch giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Quản lý căng thẳng và sống lành mạnh

Một lối sống khoa học với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và giảm rủi ro nhồi máu cơ tim.

Kiểm soát và loại bỏ những yếu tố căng thẳng đến từ thói quen lối sống không lành mạnh. Sắp xếp công việc hợp lý để có nhiều thời gian nghỉ ngơi, giảm căng thẳng.

Hạn chế các loại chất béo có hại có nhiều trong mỡ, da, phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt dê), lòng đỏ trứng, tôm, thực phẩm đóng gói, đồ ăn nhanh và các thức ăn chế biến sẵn.

Ăn giảm muối và tăng cường bổ sung chất xơ và các vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt.

Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe.

Tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng lưu thông máu qua tim, phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành, giúp bệnh nhân cảm thấy tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim. Người bệnh nên tập luyện nhẹ nhàng với mức độ gắng sức vừa phải, tốt nhất là đi bộ hoặc đạp xe.

Như vậy, để phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả, không phải là ngày một, ngày hai. Đây là một quá trình dài cần đến sự hiểu biết, sự kiên trì và chủ động từ phía người bệnh. Những kiến thức chúng tôi cung cấp chỉ có thể giúp bạn làm tăng nhận thức, ý thức hơn về căn bệnh nguy hiểm này.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Trong quá trình phòng ngừa hay điều trị bệnh đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi hoặc đặt câu hỏi về những băn khoăn, thắc mắc của bạn.

(Bài viết được tài trợ bởi nhãn hàng Ích Tâm Khang, sản phẩm giúp hỗ trợ sức khỏe trái tim).

Đọc thêm