Kinh tế xã hội 7 tháng đầu năm dần ổn định

Các thành viên Chính phủ nhận định, trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm, thu ngân sách đạt khá với 386,76 nghìn tỷ đồng (bằng 65% dự toán năm). Công tác điều hành chính sách tài khóa đã quán triệt nghiêm túc chủ trương thắt chặt chi tiêu, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 420,33 nghìn tỷ đồng (bằng 57,9% dự toán năm).

Ngày 24/7, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 7 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, tập trung thảo luận tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm, Quy chế làm việc của Chính phủ và thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ. Đây cũng là phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XII.

Tỷ lệ nhập siêu giảm

Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, các thành viên Chính phủ nhận định, trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm, thu ngân sách đạt khá với 386,76 nghìn tỷ đồng (bằng 65% dự toán năm). Công tác điều hành chính sách tài khóa đã quán triệt nghiêm túc chủ trương thắt chặt chi tiêu, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 420,33 nghìn tỷ đồng (bằng 57,9% dự toán năm).

tgerg
7 tháng tỷ lệ nhập siêu là 12,9%.

Kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và so với kế hoạch đề ra, giá cả nhiều mặt hàng khoáng sản, nông sản tăng đã góp phần đáng kể về tăng trưởng xuất khẩu. Tỷ lệ nhập siêu có xu hướng giảm (tháng 7 giảm so với tháng 6 là 2,4%, tính cả 7 tháng là tỷ lệ nhập siêu là 12,9%. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, “đây là con số rất ấn tượng vì thấp hơn chỉ tiêu phấn đấu theo NQ 11 của CP (không quá 16%)”. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nhập siêu chủ yếu  với khu vực châu Á, trong đó nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 7,6 tỷ USD.

Vẫn lo CPI cao

Nhưng “điểm tối” cần lưu ý là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn cao hơn tháng 6. Tháng 7, CPI tăng 1,17%  và tính bình quân, chỉ số giá 7 tháng năm 2011 tăng 16,89% so với cùng kỳ năm 2010.

Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Công thương) Nguyễn Tiến Thỏa lý giải, giá lương thực, thực phẩm tăng cao gần đây chủ yếu là giá thế giới tăng, giá các hàng hóa cơ bản trong nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tăng, thiên tai, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, việc thu mua nông sản, thực phẩm với một số lượng lớn một cách bất thường của thương nhân nước ngoài…

Chủ trì phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tiếp tục điều hành theo Nghị quyết 11, Nghị quyết 02 một cách toàn diện, quyết liệt, thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công, chi tiêu công nhưng vẫn đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội cho người dân. Thủ tướng nhấn mạnh đến việc phát triển sản xuất, kinh doanh để khắc phục nguyên nhân khiến CPI tăng cao thời gian qua, nhất là đẩy mạnh chăn nuôi, xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, đảm bảo điện cho sản xuất, sinh hoạt và tiếp tục phát triển các nguồn cung cấp điện; giải quyết tốt hơn vấn đề an sinh xã hội, nhất là vấn đề đời sống người lao động tại các khu công nghiệp, hỗ trợ để các DN đảm bảo đời sống cho người lao động.

Chính phủ hoàn thành nhiệm vụ được giao

Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã tổng kết việc thực hiện Quy chế làm việc của CP khóa XII. Theo đó, Chính phủ đã thực hiện đúng qui chế nghiêm túc trên cơ sở luậtt pháp, giữ vững chế độ công tác ổn định, tập thể bàn bạc, Thủ tướng quyết định những vấn đề quan trọng, đoàn kết nhất trí, khắc phục khó khăn, bao quát lẫn nhau trong công việc. Về cơ bản, các thành viên Chính phủ đã “hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.

Tuy nhiên, Chính phủ thừa nhận còn một số tồn tại cần khắc phục quản lý điều hành còn 1 số bất cập như vấn đề dự báo kinh tế vĩ mô, quản lý tài nguyên khoáng sản, chủ động ứng phỏ với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu lực hiệu quả các cấp hành chính và phòng chống tham nhũng…

Huy Anh

Đọc thêm