Lễ kỷ niệm 180 năm “Văn chỉ Thọ Xương” và vinh danh Tú lĩnh Bùi Huy Tùng

(PLO) - Sáng ngày 23/12/2018, dòng họ Bùi Huy Phất Lộc- Thăng Long- Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 180 năm lập bia khánh thành “Văn chỉ Thọ Xương” (1838 - 2018) và vinh danh Tú lĩnh Bùi Huy Tùng tại Văn Chỉ Thọ Xương (ngõ 222 phố Bạch Mai, Hà Nội).
Lễ kỷ niệm 180 năm “Văn chỉ Thọ Xương”  và vinh danh Tú lĩnh Bùi Huy Tùng

Tới dự Lễ kỷ niệm có đại diện lãnh đạo quận Hai Bà Trưng, lãnh đạo phường Cầu Dền, các học giả, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, Hà Nội học và đông đảo hậu duệ dòng họ Bùi Huy Phất Lộc.

Văn Chỉ Thọ Xương thờ các bậc hiền tài.
Văn Chỉ Thọ Xương thờ các bậc hiền tài. 

Ông Bùi Huy Ánh - hậu duệ đời thứ 18 chi Bính, dòng họ Bùi Huy Phất Lộc- Trưởng ban liên lạc dòng họ Bùi Huy Phất Lộc- Thăng Long- Hà Nội cùng các quan khách và hậu duệ dòng họ Bùi làm lễ dâng hương tưởng niệm các vị tiên hiền và Tú lĩnh Bùi Huy Tùng. 

Lễ kỷ niệm 180 năm lập bia khánh thành “Văn chỉ Thọ Xương” (1838 - 2018) và vinh danh Tú lĩnh Bùi Huy Tùng diễn ra long trọng, trang nghiêm.
Lễ kỷ niệm 180 năm lập bia khánh thành “Văn chỉ Thọ Xương” (1838 - 2018) và vinh danh Tú lĩnh Bùi Huy Tùng diễn ra long trọng, trang nghiêm.

Tiếp đó, ông Vũ Thế Khôi- nhà nghiên cứu, Nhà giáo ưu tú, huệ duệ 5 đời của Tiến sĩ Vũ Tông Phan; PGS.TS, học giả Hán Nôm Nguyễn Tá Nhí; nhà giáo Nguyễn Trà- hậu duệ 5 đời Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý; nhà văn Nguyễn Cao Sơn - hậu duệ 5 đời Phó bảng Nguyễn Văn Siêu; Thạc sĩ Nguyễn Phương Duy- Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội…cùng đưa ra những nghiên cứu về những giá trị to lớn Văn chỉ Thọ Xương cũng như tôn vinh tâm sức và tài đức của Tú Lĩnh Bùi Huy Tùng. 

Tú Lĩnh Bùi Huy Tùng (1794 - 1862) hiệu là Như Trai được biết đến là bậc sĩ phu yêu nước, thương dân, làm nhiều việc thiện ở đất Thăng Long. Gia đình ông đã cung tiến hàng ngàn quan tiền để xây dựng, tôn tạo Văn chỉ Thọ Xương và bỏ tiền của trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử Đình, Đền khác. Tú Lĩnh đã được vinh danh trong ấn phẩm “Danh nhân Hà Nội” do cố GS. Vũ Khiêu chủ biên, xuất bản nhân dịp Đại lễ 1000 nămThăng Long- Hà Nội năm 2010.

Nhân dịp này, ông Vũ Thế Khôi- - nhà nghiên cứu, Nhà giáo ưu tú, huệ duệ 5 đời của Tiến sĩ Vũ Tông Phan đã tặng hậu duệ dòng họ Bùi Huy tấm bản dập về nội dung bài ký khắc tên bia đá đình Phất Lộc có niên đại 170 năm (1848- 2018).
Nhân dịp này, ông Vũ Thế Khôi- - nhà nghiên cứu, Nhà giáo ưu tú, huệ duệ 5 đời của Tiến sĩ Vũ Tông Phan đã tặng hậu duệ dòng họ Bùi Huy tấm bản dập về nội dung bài ký khắc tên bia đá đình Phất Lộc có niên đại 170 năm (1848- 2018).

Bùi Huy Ánh cho hay, Văn Chỉ Thọ Xương được khởi dựng vào niên hiệu Minh Mạng thứ 16 (năm 1836), nơi đây thờ Khổng Tử và các vị tiên hiền, khoa bảng của huyện Thọ Xương; Các vị tiền nhân có công lao đóng góp cho Thọ Xương. Văn Chỉ hiện tọa lạc tại ngõ 222 phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Các tài liệu sử học ghi chép, trong bối cảnh Triều đình nhà Nguyễn di dời Kinh đô và xây dựng Quốc Tử Giám tại Huế, việc xây dựng Văn Chỉ Thọ Xương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Cố đô Thăng Long.

Thời điểm đó, các sĩ phu Thăng Long là Tú Lĩnh Bùi Huy Tùng cùng các danh sĩ đương thời như Tiến sĩ Vũ Tông Phan, Tiến sĩ Lê Duy Trung, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý, phó bảng Nguyễn Văn Siêu, Cử nhân Cao Bá Quát…đã lập nên Văn hội Thọ Xương (năm 1832) và lấy Văn Chỉ làm trụ sở.

Trong đó, Tú Lĩnh Bùi Huy Tùng là người ủng hộ phần lớn kinh phí và đứng ra trông nom toàn bộ công việc đến khi hoàn thành Văn chỉ Thọ Xương năm Minh Mạng 18 (1838).

Với tất cả các giá trị nghệ thuật- văn hóa, vào ngày 26/01/2006, Văn Chỉ Thọ Xương đã được UBND TP Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa số 595/QĐ- UB. Ngày 9/7/2013 UBND Quận Hai Bà Trưng phê duyệt dự án cải tạo “Văn Chỉ Thọ Xương quyết định số: 2891/QĐ- UBND với quy mô đầu tư của dự án tu bổ tổng thể di tích Văn Chỉ, thực hiện phòng chống mối mọt và phòng cháy, chữa cháy; hoàn thiện, nâng cấp hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, sân, cổng di tích. Lắp dựng lại tấm bia cổ năm 2 tấn về vị trí cũ.

Tới dự Lễ kỷ niệm có đại diện lãnh đạo quận Hai Bà Trưng, lãnh đạo phường Cầu Dền, các học giả, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, Hà Nội học và đông đảo hậu duệ dòng họ Bùi Huy Phất Lộc.
Tới dự Lễ kỷ niệm có đại diện lãnh đạo quận Hai Bà Trưng, lãnh đạo phường Cầu Dền, các học giả, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, Hà Nội học và đông đảo hậu duệ dòng họ Bùi Huy Phất Lộc.

Thế nhưng đến nay, việc phục dựng lại không gian văn hóa thờ phụng vẫn rất cần phải hoàn thiện như: Các ban thờ, bài vị, hoành phi, câu đối trước đây đã bị thất lạc, mất mát. Đặc biệt, bảng Tiên hiền ghi danh các vị khoa bảng Thọ Xương vốn được giữ tại Đền Ngọc Sơn cũng cần tìm lại hoặc phục chế trên cơ sở các tư liệu được lưu giữ, hoặc bổ sung các bản dịch chữ quốc ngữ nội dung bia đá cổ, nội dung bản Tiên hiền đã được nhà Hà Nội học Vũ Tuân Sán và nhà nghiên cứu Vũ Thế Khôi dịch thuật.

Ngày nay, các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, Hà Nội học và các hậu duệ dòng họ Bùi Huy mong muốn cơ quan chức năng, ngành văn hóa sớm phục dựng không gian văn hóa của Văn Chỉ Thọ Xương, phát huy bảo tồn giá trị văn hóa của di tích gần 200 năm tuổi này.

Đọc thêm