Tiềm năng phong phú
Nằm ở ngã ba Đông Dương, Tây Nguyên có vị trí chiến lược, có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với các vùng miền khác như Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung. Mặt khác, đây là khu vực quan trọng nằm trong tuyến du lịch “Con đường di sản Miền Trung”, con đường Xuyên Á nối Việt Nam với ba nước Đông Dương, xa hơn là với các nước trong khu vực Đông Nam Á và quốc tế.
Với khí hậu mát mẻ quanh năm, thời tiết bốn mùa hiện hữu ngay trong một ngày, Tây Nguyên là mảnh đất “trốn nóng” được nhiều du khách ưa thích. Cùng với đó, hệ thống tài nguyên thiên nhiên phong phú, cảnh quan hùng vĩ, hệ thống rừng nguyên sinh đa dạng, nhiều hồ - thác độc đáo,… đã trở thành tài nguyên du lịch đặc sắc và nổi trội của Tây Nguyên để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Năm tỉnh Tây Nguyên bao gồm Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum đều có một lợi thế du lịch riêng để thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách ưa trải nghiệm, khám phá văn hóa, lịch sử.
Theo số liệu thống kê, trong năm 2019, khách du lịch đến các tỉnh Tây Nguyên có sự tăng trưởng nhanh. Cụ thể, khách du lịch đến Lâm Đồng đạt 7.160.000 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế đã đạt 533.000 lượt.
Nếu năm 2019, Đắk Lắk đón hơn 950.000 lượt khách trong đó gần 10% là khách quốc tế với tổng doanh thu du lịch đạt 1.050 tỷ đồng - tăng 38% so với năm 2018, thì một tỉnh Tây Nguyên khác là Gia Lai cũng đã đón 845.000 lượt khách trong năm 2019, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm 2018.
Những con số này dù có khởi sắc nhưng vẫn còn khiêm tốn khi nguồn tài nguyên về thắng cảnh, văn hóa, di tích, kiến trúc, hang động, sông hồ, suối thác... của các tỉnh này rất đáng để nhiều tỉnh thành khác phải mơ ước.
Liên kết phát triển du lịch vùng: chìa khóa phát triển
Để phát triển du lịch Tây Nguyên nói riêng, toàn vùng miền Trung nói chung, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL từng đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên cần hoàn thiện cơ chế chính sách trong phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh xây dựng kế hoạch, thực hiện các nghị quyết trung ương về chiến lược phát triển du lịch; xây dựng để thực hiện đề án cơ cấu lại ngành; bảo đảm môi trường du lịch, tập trung phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quảng bá.
Hàng không được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng du lịch vùng Tây Nguyên. |
Một số chuyên gia cho rằng, để khơi dậy và đánh thức tiềm năng du lịch Tây Nguyên, biện pháp mở rộng liên kết du lịch vùng miền cần được quan tâm hơn nữa. Hoạt động liên kết du lịch miền Trung – Tây Nguyên được đề cập thông qua các sản phẩm, chương trình du lịch như Con đường Di sản miền Trung - Tây Nguyên, Con đường xanh Tây Nguyên hay tour Carnaval hành lang kinh tế Đông – Tây... đã mang lại những tín hiệu tích cực cho du lịch toàn vùng và nên được nhân rộng trong thời gian tới.
Hàng không - động lực quan trọng
Mặt khác, để thúc đẩy tăng trưởng du lịch vùng Tây Nguyên, hàng không được xem là một động lực quan trọng. Hiện tại, Tây Nguyên có 3 sân bay đang hoạt động là Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Liên Khương (Lâm Đồng), Pleiku (Gia Lai), đóng những vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông khu vực Tây Nguyên. Các chuyên gia cho rằng muốn phát triển du lịch thì điều quan trọng là phải đầu tư sân bay và mở cửa bầu trời, nếu hàng không phát triển thì du lịch chắc chắn sẽ phát triển theo.
Nhận thức được điều này, các tỉnh Tây Nguyên đã và đang chủ động phối hợp với các hãng hàng không đẩy mạnh hoạt động mở đường bay đến/đi trong khu vực.
Là hãng hàng không có định hướng dịch vụ 5 sao, Bamboo Airways đang triển khai kế hoạch kết nối các thị trường du lịch tiềm năng tại Việt Nam và giữa Việt Nam với quốc tế, trong đó các đường bay đi/đến các tỉnh thành phố thuộc khu vực miền Tây Nguyên đang được Hãng hết sức quan tâm.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bamboo Airways đang khai thác 10 đường bay kết nối các tỉnh Tây Nguyên với các địa phương khác, cụ thể từ Buôn Ma Thuột tới Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, TP HCM; từ Pleiku đi Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng; từ Đà Lạt đi Hà Nội, Đà Nẵng.
Trong thời gian tới, Bamboo Airways sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các tỉnh tại Tây Nguyên để tiếp tục tăng cường tần suất các chuyến bay, xúc tiến mở nhiều hơn các đường bay mới.
Với kế hoạch mở rộng hoạt động tại khu vực nói trên, Bamboo Airways kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lựa chọn di chuyển cho khách hàng, từ đó đóng góp vào công cuộc khai thác tối đa tiềm năng du lịch địa phương, thúc đẩy gia tăng liên kết vùng, từ đó sớm đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn của Tây Nguyên nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Bamboo Airways đang khai thác 42 đường bay nội địa và quốc tế, vận chuyển hơn 3 triệu lượt hành khách thông qua hơn 20.000 chuyến bay an toàn tuyệt đối, tỷ lệ đúng giờ cao nhất toàn ngành trong tháng 1/2020 với tỷ lệ 94%.
Trong năm 2020, Hãng dự kiến mở rộng quy mô mạng bay lên 85 đường bay, trong đó có 60 đường bay nội địa và 25 đường bay quốc tế. Dự kiến đội bay của Bamboo Airways đạt 50 máy bay, bao gồm 12 máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner.