Mâu thuẫn trong phiên tòa xử vụ cấp hơn 200 sổ đỏ sai thủ tục tại Hoàng Mai

Một dấu hiệu bắt buộc khác phải có trong tội danh này là “động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân” thì HĐXX đã phải thừa nhận bị cáo Cầu và Hà không có “động cơ vụ lợi” trong việc làm thủ tục cấp hơn 200 Sổ đỏ sai thủ tục. Nhưng hai bị cáo này lại có “động cơ cá nhân” là “do nể nang một số hồ sơ của cán bộ công an quận, do chạy theo thành tích để lấy uy tín, củng cố địa vị cá nhân”.

 

Chiiều 27/9/2010, HĐXX TAND quận Hoàng Mai (Hà Nội) tuyên án án đối với 5 bị cáo vì các sai phạm trong cấp Sổ đỏ tại quận Hoàng Mai. Bị cáo Trịnh Thanh Hà (nguyên Chủ tịch UBND phường Định Công) bị phạt 32 tháng tù; Nguyễn Trần Đệ (nguyên cán bộ địa chính phường) bị 20 tháng tù; Bị cáo Đặng Đức Cầu (nguyên Q.Trưởng phòng Tài nguyên- Môi trường) bị 30 tháng tù. Hai cấp dưới của Cầu là Đỗ Đức Hạnh và Nguyễn Văn Tân lần lượt bị mức án 30 và 18 tháng tù.

Bỏ một phần cáo trạng

Về cơ bản, bản án sơ thẩm đã chấp nhận quan điểm truy tố của VKS và bác bỏ những lời bào chữa của các bị cáo và luật sư. Khẳng định các bị cáo đã phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, HĐXX  cho rằng, “thiệt hại của vụ án” là việc “hàng trăm sổ đỏ bị thu hồi, một số Đảng viên bị kỷ luật, làm mất uy tín của chính quyền, hàng nghìn m2 đất nông nghiệp bị người dân chuyển sang làm nhà ở, chưa khắc phục được”.

1
Các bị cáo tại tòa
Một dấu hiệu bắt buộc khác phải có trong tội danh này là “động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân” thì HĐXX đã phải thừa nhận bị cáo Cầu và Hà không có “động cơ vụ lợi” trong việc làm thủ tục cấp hơn 200 Sổ đỏ sai thủ tục. Nhưng hai bị cáo này lại có “động cơ cá nhân” là “do nể nang một số hồ sơ của cán bộ công an quận, do chạy theo thành tích để lấy uy tín, củng cố địa vị cá nhân”.

 Còn Hạnh và Tân có “động có vụ lợi” vì đã nhận 1,32 tỷ từ việc làm 8 sổ đỏ tại phường Vĩnh Hưng và đồng phạm với Cầu trong vụ việc này. Như vậy, tuy kết luận là “đồng phạm” nhưng HĐXX lại xác định các bị cáo có động cơ, mục đích phạm tội khác nhau và thừa nhận không có chứng cứ cho thấy bị cáo Cầu biết cấp dưới của mình nhận tiền. Liệu việc quy kết “đồng phạm” này có khiên cưỡng?

 Điểm khác biệt lớn nhất trong bản án so với Cáo trạng là việc HĐXX đã coi việc chị chị Đàm Thuý Nga và anh Vũ Thành Lâm đưa 585 triệu cho bị cáo Hạnh, Tân để làm “dịch vụ xin cấp Giấy CNQSDĐ” là “thoả thuận dân sự”.

Cần nhắc lại rằng, chính đơn tố cáo của chị Nga về việc Hạnh- Tân nhận tiền trên là một căn cứ để CQĐT khởi tố vụ án và cơ quan công tố cũng coi đó là một tội phạm. Và cứ theo bản án thì có thể thấy, ngay từ ban đầu, CQĐT Công an quận Hoàng Mai đã khởi tố vụ án hình sự một “ quan hệ dân sự”?

Nếu đã là “thoả thuận dân sự” thì việc giao- nhận 585 triệu trên phải được giải quyết bằng một vụ kiện dân sự (nếu có tranh chấp). Thế nhưng tại phần sau của bản án, HĐXX lại cứ vô tư phán rằng, “không chấp nhận việc chị Nga, anh Lâm đòi lại số tiền trên vì đã thoả thuận trái pháp luật với các bị cáo” và “bị cáo Hạnh và Cầu có trách nhiệm liên đới truy nộp số tiền trên vào ngân sách Nhà nước vì đó là số tiền do phạm tội mà có”, rồi “công nhận việc bị cáo Cầu đã nộp 150 triệu đồng (trong tổng số 585 triệu là tang vật vụ án) tại CQĐT”.

Bản án có nội dung mâu thuẫn?

Khá nhiều người theo dõi phiên toà đã tỏ ra khá ngạc nhiên trước phán quyết mâu thuẫn và khó hiểu trên của HĐXX bởi lúc thì cho là “thoả thuận dân sự”, lúc thì cho là “thoả thuận trái luật”, lúc sau lại là “phạm tội”.

Phần phán quyết này sẽ làm nhiều người liên tưởng đến vụ các bị cáo làm “dịch vụ” xin cấp 8 Sổ đỏ cho gia đình anh Nguyễn Minh Tâm ở phường Vĩnh Hưng. Số sổ đỏ này đang bị UBND quận thu hồi vì phát hiện cấp sai thủ tục thì bị CQĐT “gộp” vào vụ án hình sự vì cho rằng đã có “tội phạm”.

HĐXX cho rằng, Hạnh và Tân đã nhận 1,32 tỷ nhưng khi sổ đỏ bị thu hồi thì đã trả lại tiền cho anh Tâm và không hề đả động gì đến số tiền này. Một “thoả thuận dân sự” thì phải xung công số tiền giao dịch, còn số tiền liên quan đến một hành vi phạm tội lại được nằm lại trong túi của người liên quan. Đây lại là một phán quyết khó hiểu nữa của HĐXX?

Và nếu đã coi là “quan hệ dịch vụ” thì công chức đi làm “dịch vụ” cho người dân có bị coi là tội phạm?

Khoa Lâm

Đọc thêm