Xu hướng phát triển tài chính số bền vững tại Việt Nam
Theo báo cáo, Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ sang tài chính số bền vững. Sự chuyển dịch này được thúc đẩy bởi nhu cầu tối ưu hóa dịch vụ tài chính, giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và xã hội, đồng thời tạo ra hệ thống tài chính công bằng hơn. Nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã đầu tư vào công nghệ, cải tiến dịch vụ tài chính kỹ thuật số nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như các quy định quốc tế về phát triển bền vững.
Xu hướng chuyển đổi số mang lại vô số cơ hội để các ngân hàng phát triển và cải tiến sản phẩm, dịch vụ. |
Sự phát triển của tài chính số bền vững cũng yêu cầu sự đổi mới sáng tạo không ngừng. Các ngân hàng cần phải tìm kiếm những cách tiếp cận mới, từ việc phát triển sản phẩm mới đến việc tối ưu hóa quy trình hoạt động và hiểu hơn về tâm lý hành vi khách hàng. MB là một trong những đơn vị tiên phong trong quá trình này, bằng việc áp dụng những công nghệ hiện đại để nâng cao bảo mật và áp dụng AI để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.
Triển vọng phát triển tài chính số bền vững tại Việt Nam
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý trong báo cáo là dự báo về triển vọng phát triển của tài chính số bền vững tại Việt Nam. Với một thị trường tài chính năng động, dân số trẻ và tỷ lệ sử dụng internet cao, Việt Nam sở hữu không ít lợi thế cạnh tranh để trở thành một trong những trung tâm tài chính số hàng đầu Đông Nam Á.
Việc phát triển tài chính số không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến và đầu tư.
Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi số, bao gồm việc xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng như MB phát triển và mở rộng các dịch vụ tài chính số, hướng tới một hệ sinh thái tài chính bền vững.
Năm nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nêu Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024. Nội dung được trích từ báo cáo “Sự chuyển dịch sang tài chính số bền vững của ngành ngân hàng - tài chính tại Việt Nam” do MB phát hành tháng 9.2024. |
Một trong những triển vọng lớn nhất là khả năng mở rộng dịch vụ tài chính số đến các khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa, nơi mà việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống còn hạn chế. Với sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng số và mobile banking, MB đã có thể cung cấp các dịch vụ tài chính đến mọi tầng lớp dân cư, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển bền vững.
Ngoài ra, việc áp dụng các giải pháp tài chính xanh và bền vững cũng đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. MB đã phát triển các sản phẩm tín dụng xanh và đầu tư bền vững nhằm hỗ trợ các dự án phát triển bền vững, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm tài chính xanh của thị trường. Việc này không chỉ giúp MB đáp ứng các yêu cầu của khách hàng mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Tài chính số bền vững: Cái nhìn từ góc độ chuyên môn
Theo các chuyên gia, việc đầu tư vào công nghệ hiện đại và nâng cao năng lực nguồn nhân lực là những yếu tố then chốt giúp ngành ngân hàng không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số.
Báo cáo cũng đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng về tài chính số, tăng cường quản trị rủi ro, và thúc đẩy hợp tác chia sẻ dữ liệu. Đây là những yếu tố cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong tương lai.
Những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và phát triển bền vững trong ngành ngân hàng từ báo cáo. |
Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị chiến lược cho các bên liên quan trong ngành ngân hàng, từ việc nâng cao năng lực công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính số, đến tăng cường giáo dục khách hàng về tài chính số.
Báo cáo "Sự chuyển dịch sang tài chính số bền vững của ngành ngân hàng - tài chính tại Việt Nam" không chỉ là một tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý ngân hàng, nhà hoạch định chính sách, mà còn là một công cụ hữu ích cho bất kỳ ai quan tâm đến sự phát triển của ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam trong kỷ nguyên số.