Mở lối cho 154 dự án điện mặt trời để không thể kéo dài sự lãng phí

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Không được lãng phí nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương . 154 dự án điện mặt trời sau khi khắc phục sai phạm xong sẽ được cập nhật vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8”.
Nhà máy ĐMT như bức họa khổng lồ được khắc chạm trên vùng bán sơn địa miền tây.
Nhà máy ĐMT như bức họa khổng lồ được khắc chạm trên vùng bán sơn địa miền tây.

Đây là chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc về việc bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thông điệp từ Chính phủ đã nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư năng lượng tái tạo.

Theo chuyên gia năng lượng Nguyễn Hoàng Dũng, hầu hết các doanh nghiệp bị “thanh tra” đều rơi vào thời điểm 2019-2020 khi họ đã triển khai hàng ngàn MW điện mặt trời do các yêu cầu thi công cấp bách để được hưởng cơ chế mua bán điện ưu đãi trong 20 năm (giá FIT).

Khi ấy, nhiều doanh nghiệp vừa thi công vừa phải gấp rút hoàn thiện các thủ tục hành chính để đảm bảo tiến độ. Nhiều dự án đã buộc phải chạy đua tiến độ để được vận hành thương mại đúng thời điểm theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, cuối năm 2020, đầu năm 2021, dịch bệnh diễn ra căng thẳng khiến cho công tác nghiệm thu gặp khó khăn. Tất cả mọi hoạt động bị ngưng trệ bởi hàng loạt Chỉ thị giãn cách xã hội với mức độ tăng dần của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch.

Từ khi kết luận về việc thực hiện Quy hoạch điện 7 và điều chỉnh được Thanh tra Chính phủ ban hành vào năm ngoái, nhiều dự án điện đã lâm vào bế tắc do thiếu cơ sở pháp lý bởi họ rơi vào trường hợp bất khả kháng do dịch Covid gây ra.

Đại dịch Covid đã đẩy nhiều dự án Điện mặt trời vướng thủ tục pháp lý nghiệm thu

Điều đáng nói là sau kết luận thanh tra chỉ ra sai phạm, đi kèm đó cần phải có hướng xử lý tích cực cho doanh nghiệp. Thực tế, các chủ đầu tư đã bỏ ra nguồn lực lớn, lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng để thực hiện các dự án năng lượng sạch. Chuyên gia năng lượng cho rằng với những vi phạm mang tính hành chính, nếu doanh nghiệp đã khắc phục, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nên xúc tiến rà soát bổ sung quy hoạch, cho phép các dự án được bán điện, có dòng tiền cho dự án, đảm bảo các phương án tài chính mà doanh nghiệp đã đầu tư. Bởi khi nguồn tài chính bị hao hụt thì doanh nghiệp cũng không thể chăm lo được đời sống cho người lao động, chất lượng vận hành dự án sẽ kém hiệu quả, từ đó ảnh hưởng đến an ninh an toàn hệ thống điện.

Điện mặt trời nguồn tài nguyên vô giá và ý chí của nhà đầu tư.

Vì vậy, các doanh nghiệp mong muốn từ tinh thần chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, sẽ được các tỉnh và bộ ngành liên quan thực thi thế nào khi thời gian qua có tình trạng sợ trách nhiệm, không rõ phương án xử lý ra sao nên mọi việc giậm chân tại chỗ khiến doanh nghiệp rất nản. Không có nguồn thu, doanh nghiệp không thể hoàn thành nghĩa vụ thuế và trả nợ, thậm chí là phá sản.

Đọc thêm