Hy vọng mới
Tại Hội thảo quốc gia Phòng chống Ung thư diễn ra ngày 6/10/2016 tại Bệnh viện K Trung ương, cơ sở Tân Triều, PGS.TS Nguyễn Đại Bình - Phó giám đốc kiêm trưởng khoa Ngoại bụng 2, Bệnh viện K chia sẻ phương pháp phẫu thuật mới cắt bỏ gan đối với ung thư biểu mô tế bào gan, giúp kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân đạt trên 55%.
Phương pháp phẫu thuật không cần ga rô cuống gan mà kiểm soát chảy máu trên thực địa mặt cắt, tiêm ethanol chống xâm nhập vi thể ung thư. Theo bác sĩ, các trường hợp sau phẫu thuật đều được theo dõi từ 1-5 năm, khám định kỳ và gọi điện thăm khám.
Kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi đối với 267 bệnh nhân có mức độ xơ gan độ A,B giai đoạn 1,2,3 được phẫu thuật triệt căn cắt gan phối hợp tiêm ethanol tại mặt cắt tại từ tháng 6/2008 đến tháng 6/2016 tại bệnh viện K nhận thấy thời gian sống thêm 5 năm là 55,3%.
Trên thế giới, nhiều báo cáo ở Nhật, Trung Quốc và các nước khác đều cho thấy kết quả sống thêm 5 năm đối với bệnh nhân sau phẫu thuật trung bình 50%. Đây là ca bệnh khó, nhiều nước thực hiện sớm, đi trước chúng ta nhưng kết quả không cao hơn nhiều.
Thêm một tin vui nữa cho bệnh nhân ung thư đó là cuối tháng 5/2016, nhóm nghiên cứu Bộ môn bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội công bố kết quả ban đầu về thuốc điều trị ung thư mới có tên Liposome doxorubicin.
Được biết đề tài nghiên cứu bào chế thuốc tiêm liposome doxorubicin thuộc chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chương trình do bộ KH&CN triển khai. Bộ môn Bào chế của trường Đại học Dược Hà Nội thực hiện.
Trong quá trình thực hiện,đơn vị này đã phối hợp với Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Trung tâm kiểm nghiệm dược Quân đội, Học viện quân y. Đây là loại thuốc chỉ diệt khối u ác tính mà không gây tổn hại đến phần lành, giảm thấp nhất độc tính của thuốc đối với cơ thể.
Doxorubicin là một loại anthracycline hóa trị được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với phương pháp điều trị hoặc các thuốc khác để điều trị một số dạng khác nhau của ung thư. Nó làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Thuốc được tiêm vào tĩnh mạch với liều lượng dựa trên tình trạng y tế, kích thước cơ thể và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh.
Còn Công nghệ liposome được ví như hệ vận chuyển lý tưởng với khả năng chứa, bảo vệ, vận chuyển và giải phóng hoạt chất vào những vị trí mong muốn trong cơ thể một cách chính xác và đúng liều lượng nhất. Công nghệ bào chế liposome ứng dụng trong dược phẩm là lĩnh vực mới ở Việt Nam.
PSG.TS Nguyễn Đăng Hòa - Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội nhấn mạnh thêm lần nữa đây mới chỉ công trình nghiên cứu quy mô trong phòng thí nghiệm chứ chưa phải thuốc thành phẩm. Kết quả bước đầu đã thành công trong điều trị trên chuột được gắn tế bào ung thư người. Để công trình ứng dụng thực tế còn chặng đường dài phía trước.
Hiện nhóm nghiên cứu trường Đại học Dược Hà Nội đang triển khai tiếp đề tài giai đoạn 2016-2020. Hy vọng trong thời gian không xa, thuốc chống ung thư bằng công nghệ liposome sẽ được triển khai sản xuất thử nghiệm ở quy mô lớn hơn trong một nhà máy có trang thiết bị phù hợp để người bệnh sớm được tiếp cận với loại thuốc điều trị trúng đích với giá thành rẻ hơn nhiều.
|
Công trình thuốc điều trị ung thư của nhóm nghiên cứu Đại học Dược Hà Nội |
Công trình Hệ dẫn nano
Trước đó, năm 2012, TS. Hà Phương Thư, người gốc Huế là một trong 3 nhà khoa học nữ được vinh danh với Giải thưởng L'Oreal UNESCO "Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học" bằng đề tài nghiên cứu "Quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc Nano lên tế bào ung thư".
TS. Thư sau nhiều năm học tập ở Pháp, Nhật đã tiếp cận với các công nghệ chiết xuất tinh chất từ dược liệu. Vì thế sau khi về nước năm 2007, TS Thư dành nhiều thời gian nghiên cứu về lĩnh vực này.
Kế thừa từ đề tài nghiên cứu trên, sau 4 năm thử nghiệm, ngày 11/10/2016, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao Phức hệ Nano FGC dùng trong dự phòng và chăm sóc giảm nhẹ, hỗ trợ nâng cao thể trạng cho bệnh nhân sau hóa- xạ trị.
Viện Hàn lâm cũng đã công bố kết quả chế tạo thành công hệ dẫn gồm 3 chất Curcumin, Fucoidan và Saponin tam thất kích thước Nano của TS Thư. Ưu việt của công trình này là sử dụng toàn bộ nguyên liệu hợp chất từ thiên nhiên, cây cỏ Việt Nam.
Theo giải thích của TS Thư, trong củ nghệ có hoạt chất Curcumin và tam thất có hoạt chất Saponin có thể hỗ trợ tốt trong điều trị ung thư. Nhưng lâu nay việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất ít hiệu quả. Lý do là chất Curcumin khó tan, hấp thu kém và hàm lượng Notoginseng trong tam thất không cao. Do đó, nữ TS hướng đến việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Nano nhằm đưa Curcumin từ đặc điểm khó tan thành những chất tan tốt trong nước bằng Phức hệ Nano FGC.
Niềm vui được nhân đôi khi Thạc sĩ Dược học Phan Văn Hiệu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI, người luôn tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học từ cây cỏ Việt Nam sau một lần xem TS Thư phát biểu trên truyền hình đã chủ động tìm gặp đề nghị hợp tác.
Nhờ đó công trình khoa học trên sau nhiều năm cất trong ngăn bàn đã được CVI ứng dụng vào thực tiễn sản xuất thành sản phẩm CumarGold Kare, chứa phức hệ Nano FGC dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ nâng cao thể trạng, giảm nhẹ tác dụng phụ, ngăn ngừa suy kiệt sau hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu.
Mặc dù mới ra đời chưa đầy 1 năm nhưng sản phẩm đã nhận được sự đánh giá cao của các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu về ung bướu, đồng thời chiếm được lòng tin của hàng triệu bệnh nhân ung bướu trên cả nước.