Nặng lòng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu làng Hồng Đô, tỉnh Thanh Hóa

(PLVN) - Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu từ lâu đã gắn liền với người dân làng Hồng Đô, xã Thiệu Đô( nay là Thị trấn Thiệu Hoá, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá). Chẳng ai rõ nghề này có từ bao giờ nhưng những cụ già của làng từ khi sinh ra đã được thấy nghề này có từ rất lâu rồi. Và cũng chính cái nghề cần mẫn, chịu thương này đã nuôi lớn biết bao thế hệ người con làng Hồng Đô trưởng thành.

Đề tài 2: Nặng lòng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu làng Hồng Đô, tỉnh Thanh Hóa

Phát nhạc bài Đường về Thanh Hoá đoạn “ Xin ghé thăm Hồng Đô, Thiệu Hoá thoăn thoắt đôi tay biết bao cô nàng, quẩy ra dệt ánh trăng vàng gửi tới ai.”. [1] Link bài hát

Vâng, quý vị thính giả đang lắng nghe những lời hát thân thương của ca khúc Đường về Thanh Hóa và quê hương Hồng Đô nổi tiếng với làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu đang được nhắc đến trong những lời bài hát trên.

1

Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu từ lâu đã gắn liền với người dân làng Hồng Đô, xã Thiệu Đô( nay là Thị trấn Thiệu Hoá, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá). Chẳng ai rõ nghề này có từ bao giờ nhưng những cụ già của làng từ khi sinh ra đã được thấy nghề này có từ rất lâu rồi. Và cũng chính cái nghề cần mẫn, chịu thương này đã nuôi lớn biết bao thế hệ người con làng Hồng Đô trưởng thành. 2

Không chỉ là một làng nghề nổi tiếng mà đây cũng là một nghề đem lại thu nhập tương đối ổn định cho nhiều hộ gia đình trong làng. Điều đặc biệt là chất lượng của tơ của làng Hồng Đô có thể sánh ngang với các làng nghề truyền thống như tơ Nam Định, lụa Vạn Phúc, dệt Phùng Xá... 3

Trong cuộc trò chuyện ngày hôm nay chúng ta được gặp gỡ với một người con làng Hồng Đô, người luôn nặng lòng và đau đáu nỗi niềm gìn giữ nghề này, và bác cũng đã được nhà nước hỗ trợ xây dựng làng nghề riêng. Xin giới thiệu bác Hoàng Viết Đức - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Thanh Đức. 4

MC: Vâng chào bác, bác có thể cho biết nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ và dệt nhiễu của làng Hồng đã có từ bao giờ ạ? 5

#Băng: Nghề trồng dâu nuôi tằm khi bác sinh ra lớn lên ở đây hỏi các cụ thì không biết có từ bao giờ, cây dâu tằm từ xa xưa là cây để xoá đói giảm nghèo, xuất phát từ làng Hồng Đô sau lan tỏa ra khắp địa bàn của huyện. Năm 1991-2021,2022 là thời điểm cây dâu tằm phát triển trên địa bàn của tỉnh rất là lớn. Công ty của bác thu mua một ngày đến 3 tấn kén, chưa kể các hộ cá thể. Xuất phát từ làng Hồng sinh ra sau mới lan tỏa theo ý kiến chỉ đạo của huyện Thiệu Hóa đến các xã lân cận: Thiệu Phúc, Thiệu Tiến, Thiệu Quang….Nghề phải vài trăm năm, nhiễu của làng Hồng Đô đang nằm ở Cung Đình Huế.

[2]

MC: Thưa bác, theo tìm hiểu thì nhà bác có quy mô làm nghề lớn nhất ở làng và được địa phương tạo điều kiện mở thành làng nghề riêng. Vậy thì thời điểm mà nhà bác làm được nhiều nhất là khi nào ạ? 6

#Băng:Khi chưa bị Covid 19 từ năm 2019 trở về trước nhà bác lúc nào cũng 30 lao động chưa kể người nhà. Ươm tơ, thu mua kén, ô tô trở về nườm nượp cả ở trong nhà trong. Ảnh hưởng Covid 19 làm mất dần, thế giới chết người họ không chăm chú về tơ tằm nữa. Sau Covid 19 mới khôi phục dần ví dụ như Pháp, Anh, Hàn Quốc họ đang sang bên này thu mua chế biến tại Việt Nam có lợi cho đất nước mình. [3]

Hiện nay tơ này của mình rất nhiều tỉnh đến mua, chủ yếu là Nam Định. Mình sơ chế giai đoạn đầu ra ngoài kia họ đánh ống trở lại, gỡ gai đi và nối thêm một mối, sau họ se lại. Ngày xưa mình còn có dệt nhiễu, nhiễu bây giờ mình mất nghề rồi. Tiếng kẽo kẹt dệt nhiễu mãi đến sáng nuôi những người con thành đạt, đại học cũng từ làm nhiễu [4]

MC: Tuy đây là làng nghề truyền thống từ xa xưa nhưng đến thời điểm hiện tại thì số lượng hộ gia đình theo đuổi nghề này chỉ còn rất ít. Vậy lý do gì khiến cho ít hộ dân trong làng còn theo đuổi nghề này, bác có thể chia sẻ được không ạ? 7

#Băng: Tỉnh Thanh Hoá phát triển về công nghiệp và người nông dân thấy làm cây dâu tằm vất vả lứa được lứa mất; lớp trẻ, người lao động không nối nghiệp vì thấy nghề này vất vả. Giá thấp, không đáp ứng nhu cầu thu nhập cho người lao động, họ đi làm khu công nghiệp có thu nhập ổn định. Cây dâu tằm đứng trên bờ vực bị mất đi.[5]

Đất nước mình phát triển về công nghiệp và cơ chế thị trường,

nếu như bây giờ bác không xung phong lên hoặc là các hộ không yêu nghề ông cha để lại dần dần sẽ mất đi. Một là lao động kế cận không còn, hai là cơ chế thị trường, ba là đất nước mình phát triển về công nghiệp. Đây là mấu chốt nhất của người lao động. Phải có bàn tay can thiệp của nhà nước, phải có chính sách hỗ trợ, phải có chính sách kích cầu, phải có quy hoạch vùng đầu, quy hoạch vùng dâu sạch là quan trọng lắm. [6]

MC: Dạ vâng, dù là làng nghề truyền thống nhưng khi khoa học công nghệ phát triển thì cũng không nằm ngoài dòng chảy này. Sắp tới bác có ý định áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong nghề này như thế nào ạ? 8

#Băng: Tới đây sẽ tiếp cận khoa học kỹ thuật mới là nuôi xuống nền xưởng. Sắp tới hợp tác xã của bác có 15 hộ dân và cần tới 2000m2 xưởng để nuôi, dùng điều hòa, lắp điều hòa. Sử dụng cái né công nghệ cao phục vụ cho nông dân rất là tốt, không phải phủ rơm giống ngày xưa , tự đặt là tằm bò lên. OK[7]

MC: Mình là một làng nghề truyền thống thì bác có lo sợ điều gì không và mong muốn trong tương lai nghề này sẽ phát triển như thế nào? 9

#Băng: Mong muốn của bác Đức từ xưa đến giờ là tạo công ăn việc làm cho nhân dân.Bác Đức sợ mất nghề nên phải xung phong ra đây. (20:58) Nguyện vọng của vợ chồng tôi ra đây là giữ nghề, thu lao động phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho các thế hệ sau Ngày xưa bác được Tỉnh hỗ trợ cho người giữ gìn làng nghề từ lâu rồi là 300 triệu. Năm Covid 19 vì giữ giá cho dân bác đã thua lỗ hơn 1 tỷ đồng. Nhưng với bác tiền đó quá xứng đáng, bác lỗ để giữ giá cho nông dân nhưng mà giữ có được đâu. Thế bây giờ bác Đức tiếc lắm, bác quyết tâm giao cho con rể thứ hai của bác làm. Sau này chắc chắn để anh làm khi bác yếu, giữ lại cái nghề nếu không mất nghề đi là có tội với ông cha. Mất nghề tơ tằm với ông cha ở làng Hồng là có tội nên bác cố gắng giữ. Không giữ không được, bác đã làm văn bản gửi huyện uỷ rồi. [8]

MC: Với những lời chia sẻ trên của bác Hoàng Viết Đức về nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu của quê hương Hồng Đô; chúng ta cũng đã cùng cảm nhận được những cháy bỏng với nghề và những điều hy sinh vì nghề không phải ai cũng làm được của bác. Bản thân mình cũng là một người con của làng Hồng Đô, được sinh ra và nuôi dưỡng bằng chính cái nghề nhọc nhằn này nên mình rất hiểu và cảm thông cho những nỗ lực để gìn giữ nghề truyền thống của bác và gia đình. 10

Các bạn thân mến, không thể phủ nhận được chất lượng và mức độ hoàn hảo của quần áo từ chất liệu tơ tằm tuy nhiên giá lại cao và chỉ phù hợp với một bộ phận người sử dụng. Khi thời trang nhanh ngày càng phát triển, chất liệu công nghiệp với giá thành rẻ lại được đại đa số người lựa chọn sử dụng. Thị trường tiêu thụ ngày càng thu hẹp nên nhiều người con làng nghề Hồng Đô lại phải tạm gác lại món nghề từ thuở lọt lòng này. Dù không còn nhiều lớp con cháu theo nghề, làng nghề cũng không còn nhộn nhịp thương lái vào mua bán nhưng những người con làng Hồng Đô vẫn luôn nhớ mãi nghề truyền thống của quê hương. Và cũng chính cái nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu này là điểm tựa cho bao người con thành danh trên quê nhà. 11

( đoạn này từ 1p25s- 1p38) Anh xem giúp em nếu thêm mình đoạn này nó có bị cụt quá không hay /hoặc a cắt giúp e sao cho phù hợp với ạ

Từ đầu đên 1p5s

Từ 2p20-3p8

Từ 3p45-4p16

Từ 1p5-1p48s

Từ 3p8-3p45

Từ 1p49-2p18

Từ 4p19 - hết

Đọc thêm