Theo hãng tin Sputnik, hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) với bệ phóng RBU-6000 đặt trên phương tiện mặt đất của Nga lần đầu tiên được công bố vào mùa thu năm 2023.
Truyền thông Nga cho rằng, quyết định lắp hệ thống RBU-6000 trên khung gầm T-80 là bước đi hợp lý, vì lớp giáp xe tăng sẽ đem lại cho tổ lái sự bảo vệ trước hỏa lực từ vũ khí nhỏ của đối phương, loại bỏ nhược điểm chính của hệ thống tên lửa phóng loạt truyền thống.
Hệ thống RBU-6000, được đưa vào trang bị cho Hải quân Liên Xô vào đầu những năm 1960, là bệ phóng tên lửa chống ngầm và chống ngư lôi nặng 3,5 tấn, cỡ 213 mm với 12 nòng xuyên tâm, thường được gắn trên tàu mặt nước.
Còn được gọi là Smerch-2, hệ thống này sử dụng đạn tên lửa RSL-60 nặng 113,5kg mỗi quả, mang theo 23kg chất nổ mạnh, có tầm bắn 6km và hoạt động ở độ sâu tới 500m.
Vào những năm 1980, phiên bản hiện đại hóa sâu của RBU-6000 mang tên RPK-8 được phát triển và đưa vào sử dụng vào cuối năm 1991, sử dụng tên lửa mới có khả năng dẫn đường dưới nước và độ sâu tác chiến lên tới 1.000m.
Các hệ thống mới được trang bị thuốc nổ nặng 19,5kg, thiết kế để gắn vào tàu ngầm tàu đối phương và làm nổ tung thân tàu. Các phiên bản mới nhất còn có thiết bị điều khiển hỏa lực từ xa.
Bệ phóng tên lửa chống ngầm RBU-6000 đang hoạt động trên tàu hộ tống chống ngầm mang tên Kabardino-Balkaria.
Lần đầu tiên sử dụng vào giữa những năm 1970, khung gầm xe tăng T-80 được trang bị động cơ tua-bin khí mạnh mẽ 1.100 mã lực, được cho là cho phép mô-đun tên lửa phóng loạt RBU-6000 cơ động trên chiến trường, bắn tên lửa và nhanh chóng rút lui về phía trước, tránh bị kẻ thù bắn trả trong chiến thuật “bắn và chạy”.