Nga sản xuất loạt tên lửa diệt mọi loại radar

Tổng công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga cho biết, nước này bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa Kh-31PD, có tính năng kỹ thuật vượt trội so với tên lửa Kh-31P và có khả năng chống lại mọi loại radar.

Tổng công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga cho biết, nước này bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa Kh-31PD, có tính năng kỹ thuật vượt trội so với tên lửa Kh-31P và có khả năng chống lại mọi loại radar.

Diệt nhiều loại radar nhờ đầu dò đa tần

NATO gọi  Kh-31PD là tên lửa AS-17 Mod 2. Thay vì phải cần ba loại đầu đạn để bắn vào các loại radar khác nhau, Kh-31PD chỉ cần một đầu tự dẫn vạn năng. Như vậy, một tên lửa có thể được sử dụng diệt tất cả các loại radar mà không cần thay đổi hoặc cài đặt thêm đầu đạn mới.

Đó là vì Kh-31PD sử dụng đầu dò đa băng tần mới có tên Avtomatika L-130 mở rộng khả năng tiêu diệt nhiều loại radar bức xạ ở tất cả các dải sóng dài, sóng trung và sóng ngắn.
 

So với Kh-31 trước đây, tên lửa chống bức xạ radar mới Kh-31PD bay xa hơn, cùng với hệ thống dẫn đường quán tính tiên tiến, giúp nâng độ chính xác của tên lửa này.

Tên lửa chống radar được trang bị thiết bị thu, đầu dò độ nhạy rất cao, nên có thể xử lí rất nhanh tín hiệu bức xạ điện từ, từ nhiều loại radar của đối phương phát ra, ngay lập tức nó xác định hướng, cự ly, khóa mục tiêu của hệ thống ra-đa đối phương và lao vào tiêu diệt.

Tên lửa Kh-31PD dài 5,34 m (dài hơn loại cũ Kh-31P 0,64 m) với động cơ được thiết kế mới hoàn toàn. Nhờ đó, Kh-31PD có thể đạt vận tốc 1.100 m/giây và tầm bắn xa tới 250 km. Kh-31PD có 2 loại đầu đạn lớn hơn gồm đầu đạn chùm hoặc đầu đạn đa năng, mỗi loại nặng 110 kg.

Tính năng cao cho đòn tiến công đầu tiên

Theo tổng kết của các nhà quân sự, trong tác chiến hiện đại, đòn tiến công hỏa lực đầu tiên phải chế áp sớm các trạm radar của đối phương. Vì thế tên lửa chống bức xạ radar là loại vũ khí quan trọng nhằm làm “điếc tai, mù mắt” mạng radar cảnh giới của đối phương ngay từ phút đầu.

Tên lửa Kh-31 đã được Nga đưa vào sản xuất hàng loạt. Đây là tên lửa hàng không đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ “dòng thẳng” (ramjet) nên có khả năng bay ở độ cao thấp, nhưng tốc độ rất cao (tên lửa cao tốc), nhanh hơn hai lần tốc độ âm thanh (gần 2.500km/h).  Nhờ đó, tên lửa Kh-31PD gần như bất khả chiến bại trước hệ thống phòng không của đối phương.
 

Theo ông Vasily Kashin, chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược của Nga, không quân Nga đã sử dụng thành công các tên lửa như vậy trong 1 cuộc xung đột ngắn ngày. Năm ấy Kh-31P (đời trước) được lắp trên một chiếc máy bay ném bom Su-34, chế áp rất tốt các trạm radar của đối phương.

Hiện nay, theo công bố của Nga, nhiều loại máy bay có thể mang Kh-31PD như Su-30MKI, Su-30 MKM, Su-30 MK2, Mig-29K/KUB, Su-35, Mig-35 của Nga và các nước nhập máy bay Nga.

Hiện trong kho vũ khí của Nga còn loại tên lửa chống radar Kh-58 hay Kh-58UshKE, cũng rất hiện đại, do Viện Raduga thiết kế. Kh-58 ngắn (chỉ 4,2 m, ngắn hơn Kh-31PD tới 1,24 m). Cánh đuôi của nó có khả năng gập lại rất thích hợp cho việc đeo, treo tại các khoang kín, dấu trong thân máy bay thế hệ 5 Sukhoi PAK-FA sắp ra đời, hoặc mang với số lượng lớn trên máy bay tiêm kích - bom đa năng Su-34, (loại máy bay mệnh danh “xe tăng bay” hai chỗ ngồi của Nga).

Theo Chinhphu.vn/VPK, TsAMTO

Đọc thêm