Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tọa đàm là nơi chia sẻ thông tin, thảo luận, đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ICT trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đây cũng là diễn đàn kết nối cơ quan hoạch định chính sách, cơ sở đào tạo cung ứng nguồn nhân lực, các hiệp hội, đơn vị sử dụng nhân lực ICT và người học hướng tới mục tiêu chung là phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao.
Theo thông tin từ Ban tổ chức, các vấn đề trao đổi tại tọa đàm xoay quanh: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao trong lĩnh vực ICT và thực trạng về sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp trong giai đoạn 2011-2020, định hướng cho giai đoạn 2021 - 2030 trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Giải pháp về cơ chế chính sách để gắn kết cung cầu trong đào tạo nhân lực ICT trình độ cao; Thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực ICT, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ICT;…
Trong chương trình tọa đàm, ngoài 4 tham luận chính, dự kiến sẽ có 2 phiên thảo luận: “Giải pháp về cơ chế chính sách để gắn kết cung cầu trong đào tạo nhân lực ICT trình độ cao”; “Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực ICT trình độ cao”.
Ban tổ chức cho biết, những ý kiến, đề xuất tại tọa đàm sẽ được tổng hợp, tiếp thu, tham khảo trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, tăng cường kết nối cung cầu, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan về nguồn nhân lực ICT.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, dự kiến Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa một số cơ sở giáo dục đại học với đối tác doanh nghiệp ICT cũng sẽ được tổ chức.
Song song với hoạt động tọa đàm là triển lãm quảng bá tuyển sinh, đào tạo và hướng nghiệp diễn ra trong cả ngày 30/3, với sự góp mặt của hơn 150 trường đại học và 10 doanh nghiệp lớn sử dụng nguồn nhân lực ICT. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu với các trường đại học, với học sinh, sinh viên về công nghệ, sản phẩm, tiềm năng và nhu cầu tuyển dụng, các cơ hội việc làm, cơ hội thực tập, những yêu cầu cụ thể đối với sinh viên khi tốt nghiệp các ngành thuộc lĩnh vực ICT.
Triển lãm cũng là dịp để để các cơ sở giáo dục đại học có cơ hội giới thiệu với nhà tuyển dụng, với người học về năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động cũng như những thông tin về hướng nghiệp, tuyển sinh, về các chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực ICT, hỗ trợ việc làm của sinh viên tốt nghiệp, hỗ trợ hướng nghiệp cho học sinh.
Đến ngày 29/3, đã có hơn 100 trường đại học có đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực ICT hơn 10 doanh nghiệp về ICT đăng ký tham gia triển lãm đăng ký tham dự. Trong đó có những cơ sở đào tạo lớn như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Đại học Quốc tế RMIT, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Trường đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Trường đại học FPT…
Đồng thời, đã có, trong đó có những doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Samsung, Tập đoàn VNPT, Tập đoàn FPT, Tập đoàn CMC Global…