Phòng, chống tội phạm trong các lĩnh vực một cách tích cực hơn, tạo ra chuyển biến mới để góp phần thúc đẩy và đảm bảo thực hiện kinh tế - xã hội của đất nước năm nay và những năm sau” là mối quan tâm chung của toàn xã hội.
Tuy nhiên, tính chất nghiêm trọng của tội phạm càng ngày càng gia tăng khiến công cuộc đấu tranh của cơ quan nòng cốt về an ninh của đất nước càng nặng nề thêm. Do đó, những giải pháp đối với tình trạng trẻ hóa tội phạm, cảnh sát giao thông (CSGT) nhận mãi lộ mà Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang khẳng định trước QH cho thấy, không chỉ ngành Công an nỗ lực mà vẫn cần sự chung tay của toàn xã hội …
|
Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang |
Tội phạm đang trẻ hóa
Theo đánh giá tình hình tội phạm nói chung ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi, manh động, tội phạm công nghệ cao..., trong đó tội phạm ngày càng “trẻ hóa” với những lý do phạm tội vô vùng đơn giản: “nghĩ là làm, muốn là làm”, rất nguy hiểm cho xã hội. Theo Bộ trưởng, đâu là nguyên nhân và trách nhiệm của ngành Công an như thế nào khi để xảy ra tình trạng này?
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: Tội phạm do người chưa thành niên gây ra là 3.601 vụ, trong đó có nhiều vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động tình hình kinh tế-xã hội khó khăn, sự xuống cấp về đạo đức xã hội, nhất là trong thanh niên và thiếu niên trước tác động ảnh hưởng của những văn hóa phẩm phản động đồi trụy ở nước ngoài, trò chơi trực tuyến trên mạng Internet tràn làn, nội dung thiếu lành mạnh nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Đa số trẻ em phạm tội sau khi nhà ra đi, lang thang, tụ tập bên ngoài đường phố, bỏ học không đến trường do gia đình và nhà trường đều bàng quang, nói rộng hơn là của xã hội còn có sự buông lỏng quản lý, giáo dục các em.
Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp luật của chúng ta cũng còn nhiều bất cập, các biện pháp phòng ngừa xã hội hiệu quả còn thấp, một số đơn vị cán bộ, chiến sỹ công an chưa chú trọng các biện pháp nghiệp vụ, phòng ngừa tội phạm nên hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa cao, phong trào toàn dân phòng chống tội phạm ở cơ sở chưa sâu rộng.
- Thời gian qua, tình trạng một bộ phận thanh thiếu niên mang vũ khí và sẵn sàng sử dụng khiến xã hội bất an, lo ngại. Với nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xin Bộ trưởng cho biết đã và đang có biện pháp gì để chấm dứt tình trạng này?.
- Tình trạng mang hung khí của thanh thiếu niên đúng là vấn đề rất nhức nhối. Những hung khí mà một bộ phận thanh thiếu niên đang tàng trữ, một phần do nhập từ nước ngoài dưới hình thức đồ chơi bạo lực, có thể gây chết người, gây sát thương. Chính vì lẽ đó, trong thời gian vừa qua lực lượng công an đã rất chú trọng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, thu giữ, không để các cháu sử dụng vào mục đích phạm tội. Tuy nhiên, để triệt tận gốc thì các cơ quan chức năng phải có quy định nghiêm cấm việc nhập, bày bán những thiết bị, trò chơi mang tính bạo lực.
- Bộ trưởng có giải pháp nào hữu hiệu hay kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sửa chữa hay bổ sung điều gì để kiềm chế tình trạng tội phạm vị thành niên?
- Để phòng ngừa đấu tranh với những loại tội phạm nói chung, ngoài những giải pháp cơ bản nêu trên, chúng tôi thấy cần tăng cường sự giáo dục, quản lý của nhà trường, của gia đình và xã hội để ngăn chặn không để trẻ em vị thành niên phạm tội như tình trạng vừa qua.
Lực lượng Công an nhân dân sẽ tăng cường công tác nắm tình hình, phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý phù hợp, kể cả đối với số đã bắt giữ, đưa vào những trường giáo dưỡng cũng sẽ giáo dục cho các em mau chóng là những người lương thiện.
Chúng tôi đề nghị các ngành kinh doanh, dịch vụ cũng vào cuộc, không nên tiếp tay tạo điều kiện cho các em đến đó để thuê nhà trọ, ăn chơi, thậm chí đã có những vụ cho các em chịu tiền, sau này khi các em phạm tội rồi mới biết. Cả xã hội, nhà trường, từng gia đình phải vào cuộc mới có thể góp phần ngăn chặn tình trạng trẻ em vị thành niên phạm tội như trong thời gian vừa qua.
Người dân không nên hối lộ để CGST bỏ qua vi phạm
- Một bộ phận không nhỏ CSGT còn nhận tiền “mãi lộ” rồi bỏ qua vi phạm gây bức xúc trong nhân dân và làm giảm uy tín của lực lượng công an. Ngành Công an đã làm gì để ngăn chặn tình trạng này?
- Do môi trường công tác của lực lượng CSGT rất nhiều áp lực (của công việc; của sự tấn công của những người vi phạm sẵn sàng chống trả, nếu chúng ta xử lý nghiêm minh; tác động của sự mua chuộc của những người vi phạm muốn dùng tiền, quà để hối lộ những người CSGT) rất dễ nảy sinh tiêu cực và vi phạm.
So với các nước tình hình tội phạm ở nước ta ở mức trung bình, trong 6 tháng đầu năm nay tính trung bình ở nước ta xảy ra 5,6 vụ/100.000 người dân/năm, trong khi tỷ lệ trên 100.000 dân/năm ở Thái Lan là 11,5 vụ, Nhật Bản là 20,3 vụ, Hàn Quốc là 30,8 vụ, Mỹ là 39,5 vụ. Năm 2011 toàn quốc xảy ra 49.393 vụ án xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tăng 1,14% so với năm 2010 nhưng 6 tháng đầu năm 2012 xảy ra 21.986 vụ (giảm 2,57% so với cùng kỳ năm 2011). Sơ kết đợt 1 cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân, toàn lực lượng đã điều tra, khám phá 3.692 vụ phạm pháp hình sự; bắt, xử lý 5.430 đối tượng; đấu tranh, triệt phá 333 băng nhóm tội phạm với 1.020 đối tượng trong đó có nhiều băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Lực lượng Cảnh sát điều tra phòng, chống tội phạm ma túy đã đấu tranh phát hiện 2.791 vụ, bắt 3.989 đối tượng, thu giữ 51,85 kg hêrêin, 4 kg thuốc phiện, 4kg cần sa, 3.950 viên ma túy tổng hợp… |
Nhận thức rõ điều này, từ lâu nay, đặc biệt là trong thời gian gần đây, công tác xây dựng lực lượng CSGT, công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực vi phạm trong lực lượng CSGT đã có chuyển biến rất tích cực. Hàng trăm cán bộ, CSGT đã không nhận hối lộ, nộp lại hàng trăm triệu đồng.
Trong những năm gần đây đã có 11 đồng chí hy sinh và hơn 200 đồng chí bị thương trong khi làm nhiệm vụ. Tuyệt đại đa số cảnh sách giao thông giữ được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không tiêu cực, không vi phạm. Nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ CSGT vẫn vi phạm điều lệnh công an nhân dân, vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng.
Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an rất nghiêm túc trong vấn đề này, kiên quyết và triệt để giáo dục, phòng ngừa, răn đe và đã chỉ đạo xử lý nghiêm minh những vụ việc sai phạm.
Chúng tôi đã đình chỉ công tác, khởi tố và đưa ra truy tố trước pháp luật, đồng thời xem xét trách nhiệm của những người trực tiếp quản lý, kể cả trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc có liên quan nếu như công tác quản lý làm không tốt, để cho cán bộ, chiến sĩ tiêu cực.
• Nhưng việc xử lý nghiêm dường như cũng chưa phải biện pháp hữu hiệu để CSGT không nhận mãi lộ, thưa Bộ trưởng?
- Không thể “một sớm, một chiều” có thể giải quyết một cách cơ bản hay chấm dứt được tình trạng CSGT tiêu cực vi phạm. Cho nên, chúng tôi đang tiếp tục chỉ đạo triển khai đề án để phòng ngừa tiêu cực trong CSGT, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiện toàn đội ngũ thanh tra, đặc biệt để kiểm tra và xử lý những trường hợp sai phạm. Đồng thời, quy trách nhiệm cho các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp có liên quan đến công tác quản lý và đối với lực lượng CSGT nếu như có nảy sinh vi phạm.
Ngành Công an cũng mong người dân tiếp tục cung cấp những thông tin về những hiện tượng CSGT vi phạm tiêu cực để chúng tôi kịp thời xác minh, xử lý và ủng hộ ngành Công an nghiêm cấm việc can thiệp vào việc xử lý những vụ việc vi phạm giao thông. Nếu vi phạm, người dân không nên dùng tiền, hàng để CGST bỏ qua không xử phạt.
Ngược lại, nếu như CSGT vòi vĩnh và đòi hối lộ thì kiên quyết đấu tranh và tố cáo với cơ quan chức năng để chúng tôi xử lý, tạo một bước chuyển biến tích cực hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực trong lực lượng CSGT cả nước.
• Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng
H.Giang (ghi)