Người mua nhà cần cẩn trọng với quảng cáo "cắt lỗ gấp, cắt lỗ sâu"

(PLVN) - Trên khắp các diễn đàn bất động sản, đâu đâu cũng xuất hiện những cụm từ gây chú ý, thôi thúc người đang muốn mua nhà click vào như: "Do ảnh hưởng của dịch, cần tiền bán gấp…", hay "Cắt lỗ chung cư", "Bán cắt lỗ gấp…", "Cắt lỗ sâu", thế nhưng người mua nhà cần cẩn trọng với những thông tin này. 
Theo Bộ Xây dựng, giá giao dịch căn hộ chung cư bình quân, đặc biệt tại Hà Nội và TPHCM trong quý II vẫn tăng khoảng 5-7% so với quý trước.

Trên thực tế, do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19, nhiều chủ nhà, nhà đầu tư không sinh được dòng tiền từ bất động sản, nên muốn đẩy đi để thu hồi lại tiền mặt, tìm kiếm những cơ hội mới. Do đó, nhiều người muốn bán nhà với giá rẻ hơn. "Bán cắt lỗ, cắt lỗ gấp, cắt lỗ sâu"... là những lời chào mời được ra đời trong bối cảnh đó.

Vnexpress chia sẻ câu chuyện: Đợt dịch lần thứ tư, anh Quốc xả hàng căn hộ tại TP Thủ Đức giữa lúc thanh khoản thị trường kém, bị lỗ hơn 130 triệu đồng.

Anh Quốc cho biết, khi mua căn hộ năm 2020, vợ chồng anh gom hết vốn liếng, tiền tích cóp đóng được 35%, tương đương 665 triệu đồng, dự định dồn thu nhập của gia đình đóng đến 50% sẽ vay trả góp. Song đợt dịch lần thứ tư diễn biến phức tạp kèm theo giãn cách kéo dài khiến tài chính khó khăn, buộc anh phải bán cắt lỗ để thoát hàng.

Từ tháng 5 đến nay, gia đình anh Quốc bị giảm thu nhập từ 40 triệu đồng xuống còn 17 triệu đồng một tháng do cả vợ lẫn chồng đều bị giảm lương, chi phí sinh hoạt và tiền dự phòng chăm sóc sức khỏe phải dè xẻn nên không đủ tiền đóng các đợt tiếp theo. "Lúc này tiền tiêu còn lo thiếu trước hụt sau nên đành gác lại việc đầu tư. Tôi phải bán căn hộ với giá rẻ hơn 5% so với lúc mua vào, thêm thuế và phí môi giới nữa, bán xong lỗ 133 triệu đồng", anh Quốc chia sẻ.

Cũng mua căn chung cư hơn 2 tỷ đồng tại một dự án đang xây tại Bình Chánh và bị mất việc trong đợt dịch lần thứ tư này, anh Trí cho biết không còn cách nào khác đành phải bán căn hộ để giải tỏa áp lực tài chính. "Gia đình đang ở nhà thuê nên rất muốn giữ căn hộ để làm nơi an cư sau này song vì bị mất nguồn thu nhập chính, đành lực bất tòng tâm", anh Trí tâm sự và cho biết khoản lỗ để xả hàng lên đến cả trăm triệu đồng.

Không chỉ có người mua căn hộ phải cắt lỗ, nhà đầu tư đất nền cũng thiệt hại hàng trăm triệu đồng khi xả hàng mùa giãn cách. Bà Thu, ngụ quận 7, TP HCM đang "ôm" 4 nền đất tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bảo Lộc cho hay, vì cần tiền mặt giữa đợt dịch lần thứ tư đã phải trả lại cho sàn môi giới 2 nền chưa ra sổ với giá gốc.

"Sau khi cấn trừ lãi vay và chi phí môi giới, tôi lỗ gần 200 triệu đồng. Nếu tiếp tục ôm hàng qua giai đoạn khó khăn này sẽ có lãi nhưng quá bí bách tiền mặt, thanh khoản thị trường lại kém nên đành chấp nhận lỗ", bà Thu nói.

Những câu chuyện như Vnexpress đã kể là có thật. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Reviewnha.vn, các nhiều chuyên gia bất động sản lại liên tục cảnh báo, khách mua nhà cần tìm hiểu kỹ thông tin pháp lý, khảo sát giá cả kẻo mắc bẫy chiêu trò cắt lỗ.

Khách hàng cần phải tỉnh táo để so sánh giá chào bán với giá giao dịch thực tế trước thời điểm đó, mới biết được giá có thực sự là 'cắt lỗ" hay không.

Đặc biệt hiện nay, có hiện tượng dân môi giới dùng chiêu "cắt lỗ" nhằm mục đích thu thập dữ liệu của khách hàng: khi liên hệ vào những số điện thoại rao bán trên thì được báo là sản phẩm đã bán rồi. Sau đó bị lưu lại số điện thoại và bị “tra tấn” bởi những cuộc gọi mời chào mua sản phẩm ở dự án khác. Không những thế, hiện trên thị trường có trường hợp bán cắt lỗ thật và bán cắt lỗ ảo.

Cũng không ít trường hợp, những dự án lỗ thật là dự án đang tranh chấp, vướng pháp lý, lỗ ảo thực chất là giảm bớt lãi giá chênh lệch giữa lần mở bán đầu với lần mở bán sau.

Thêm một thực tế mà Reviewnha.vn đưa ra để cảnh báo người mua bất động sản cẩn trọng với thông tin "bán ắt lỗ" là bởi tổng hợp số liệu từ các địa phương cho thấy, trong quý II, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền chuyển nhượng... có 29.949 giao dịch bất động sản thành công; tổng lượng giao dịch bình quân tăng 18%, tức bằng so với quý trước và chỉ nhỉnh hơn khoảng 1% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Bộ Xây dựng, giá giao dịch căn hộ chung cư bình quân, đặc biệt tại Hà Nội và TPHCM trong quý II vẫn tăng khoảng 5-7% so với quý trước. Bộ nhận định với thị trường nhà ở, thị trường trong quý II cơ bản vẫn phát triển ổn định, giá giao dịch tại hầu hết các địa phương có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Nguồn cung vẫn tập trung chủ yếu là nhà ở trung cấp và cao cấp, nguồn cung nhà ở xã hội và giá thấp còn rất hạn chế. Trong đó, nguồn cung nhà ở sơ cấp từ các dự án mở bán tiếp tục giảm so với năm 2020.

"Dù bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng thị trường bất động sản tại Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, thậm chí, một số phân khúc vẫn có triển vọng tăng trưởng tốt" - Bộ Xây dựng nhận định trong báo cáo quý II.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, dù dịch bệnh nhưng giá nhà, đất không giảm khi nguồn cung vẫn tiếp tục khan hiếm, thị trường đang hình thành một mặt bằng giá mới với các dự án bất động sản đủ các cơ sở pháp lý.

Tương tự, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cũng cho rằng, về dài hạn, giá nhà tại các thành phố lớn vẫn tiếp tục tăng do nhiều yếu tố, tuy nhiên người dân vẫn sở hữu được nhà ở nếu có hướng tiếp cận đúng

Để trả lời cho câu hỏi, liệu thời điểm này có phải cơ hội cho các nhà đầu tư hay không thì tại tọa đàm "Bất động sản hậu đại dịch: Sóng về đâu?" Ông Phan Công Chánh cho biết, nếu tìm được sản phẩm hợp lý thì có thể xuống tiền trong giai đoạn này tuy nhiên có một số điều lưu ý

Đọc thêm