Người trẻ và “cái tôi” quá lớn

(PLVN) - Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, giới trẻ chúng ta đang có tất cả những phương tiện, công cụ tốt nhất để vươn ra thế giới, để nắm bắt tri thức và tìm hiểu về những thay đổi từng phút, từng giây của nhân loại. Thế nhưng với sự “hòa nhập” một cách “quá khích, thiếu sự tỉnh táo” như hiện nay, giới trẻ đang làm mất đi những nét văn hóa tinh túy của dân tộc, mà thay vào đó là lối sống “buông thả”, “thích thể hiện cái tôi” một cách mù quáng.
Người trẻ và “cái tôi” quá lớn

Người trẻ và “cái tôi” quá lớn

Nhu cầu được thể hiện mình là một nhu cầu chính đáng của con người như Dale Carnegie - nhà văn, nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ, tác giả của cuốn “Đắc nhân tâm”, cuốn sách bán chạy nhất thế giới - đã khẳng định: “Ai cũng muốn có được cảm giác mình là người quan trọng…” và “thích nói về những điều mà mình muốn hơn là nói về điều người khác muốn”. Hai điều đó chẳng phải đang nói về “cái tôi” và khao khát được thể hiện cái tôi mãnh liệt và chính đáng của mỗi người hay sao. Thế nhưng cái tôi ở một bộ phận giới trẻ lại đang có xu hướng bị làm quá lên.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, giới trẻ chúng ta đang có tất cả những phương tiện, công cụ tốt nhất để vươn ra thế giới, để nắm bắt tri thức và tìm hiểu về những thay đổi từng phút, từng giây của nhân loại. Thế nhưng với sự “hòa nhập” một cách “quá khích, thiếu sự tỉnh táo” như hiện nay, giới trẻ đang làm mất đi những nét văn hóa tinh túy của dân tộc, mà thay vào đó là lối sống “buông thả”, “thích thể hiện cái tôi” một cách mù quáng.

Để làm được điều đó, một số bạn trẻ muốn thể hiện “đẳng cấp” của mình thông qua việc chạy đua với công nghệ, điển hình nhất là điện thoại di động. Họ “rình” và “rinh” bằng được một chiếc điện thoại đời mới nhất, được tích hợp những công nghệ hiện đại nhất và sẵn sàng vứt bỏ sau vài ngày khi có một sản phẩm khác ra đời hiện đại hơn. Điều này nói lên một khuynh hướng mà họ đang mắc phải, đó là khuynh hướng đám đông chạy theo những công nghệ hiện đại để đánh bóng “độ chơi”, trong khi đó một câu hỏi đặt ra là liệu họ có thực sự hiểu về công nghệ hay chỉ đơn thuần là sở hữu để cho bằng bạn bằng bè?

Mảnh đất Facebook, Tiktok, Instagram có lẽ là “béo bở” nhất cho “cái tôi” được bộc lộ thông qua những comment độc và “bá đạo”(ngôn ngữ teen - NV) mà thước đo chính là số lượt like và share của “các bạn ảo”. Không thể phủ nhận vai trò trong việc kết nối những người bạn khắp nơi trên đất nước và thậm chí toàn thế giới với nhau, cũng như nhiều lợi ích thiết thực khác của mạng xã hội nhưng cũng chính Facebook là nơi đã “sản sinh” ra những “cái tôi phong trào” không đáng có, nhiều bạn đã thú nhận rằng họ like và comment theo phong trào mà không biết đúng - sai, hay - dở, chỉ đơn giản vì bài này có nhiều lượt like nên cũng like. Và hậu quả là “cái tôi” của họ giờ trở thành “cái tôi” thụ động, thiếu sự tỉnh táo, thiếu sự phán xét và dần dần bị “phong trào hóa”.

Bạn Minh Vũ - sinh viên năm ba Khoa đô thị trường ĐH Kiến Trúc đã có những chia sẻ

Ngoài ra, còn muôn kiểu thể hiện “cái tôi” trong giới trẻ, như là cách “hóa trang” theo kiểu “copy - paste” một style của một thần tượng bên trời Âu, hay một gã hàng xóm láng giềng nào đó mà không chú ý đến hình thể giữa mình và họ tạo ra sự kệch cỡm khó nhìn; hay việc lạm dụng sử dụng tiếng nước ngoài để chêm xen vào trong các câu nói giao tiếp hằng ngày; rồi đến các anh hùng bàn phím (keyboard hero), anh hùng cứu nét… Tất cả những thứ đó âu cũng chỉ nhằm mục đích là thể hiện cái tôi sành điệu và khao khát được công nhận. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận trong bức tranh không mấy tươi sáng vẫn còn đó những vầng sáng, những “cái tôi” đáng trân trọng: họ là những người luôn biết vượt lên số phận, biết tận dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của xu thế hội nhập để trau dồi kiến thức cho mình và hoàn thiện bản thân cả về tri thức và đạo đức.

Chuyên gia Nguyễn Phi Vân - tác giả của một số cuốn sách như “Tôi đi tìm tôi”, “Quảy gánh băng đồng ra thế giới”, cũng có đôi lời chia sẻ về việc bỏ đi cái tôi để thành công: (32:05 - 35:49)

Nhìn chung, bản chất của việc muốn “thể hiện cái tôi” là rất chính đáng, nó thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển mỗi cá nhân và đơn giản chúng ta ai cũng muốn được mọi người thừa nhận. Tuy nhiên, “cái tôi” của mỗi người cần phải được hài hòa với “cái chúng ta”, chúng ta có thể lựa chọn cho mình một lối đi riêng nhưng đừng bao giờ làm cho “cái tôi” của mình trở nên lạc lõng, đơn điệu.

Đọc thêm