Theo ông Pháp, khi cống đưa vào vận hành bảo đảm tĩnh không và tĩnh ngang thông thuyền theo quy định. Đồng thời, tại khu vực gần cửa cống (hai bên thượng lưu và hạ lưu) đều có biển báo hiệu nằm ngay trên cọc chống va chạm, cách cửa cống khoảng 10m.
Cụ thể, các biển báo về tĩnh không và tĩnh ngang thông thuyền, tín hiệu đèn đóng, mở cửa cống và các biển báo khác có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa.
|
Vụ sà lan chìm tại Cống ngăn triều chống ngập (phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) vào ngày 13/4/2021. |
Về sự cố 2 sà lan bị chìm tại cửa Cống ngăn triều chống ngập, ông Pháp, cho rằng 2 vụ sà lan bị chìm là do bất cẩn của thuyền trưởng đã chủ quan đi vào thời điểm nước ròng (thủy triều rút dần xuống thấp - PV). Khi đó, dòng nước chảy xiết và bị co hẹp, phương tiện rất dễ va chạm vào thành cống.
Vì vậy khi đi qua cống, thuyền trưởng sà lan có tải trọng lớn phải đi vào thời điểm nước lớn để hạn chế va đập. Đồng thời, phương tiện phải có trang bị hoa tiêu để thăm dò trước chướng ngại vật.
"Mặt khác, đi qua các cửa cống lớn, cầu lớn thị chủ sà lan hoặc thuyền trưởng cần phải dừng lại và lên hỏi cán bộ kỹ thuật vận hành cống để bảo đảm an toàn”, ông Pháp nói thêm.
|
Hiện trường vụ sà lan chìm vào rạng sáng 4/5/2021, tại Cống ngăn triều chống ngập (Phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu). |
2 vụ tai nạn trên xảy ra vào ngày 13/4 và 4/5. Hai phương tiện đều lưu thông trên kênh 30/4 hướng từ phường 2, TP Bạc Liêu đi cửa biển Nhà Mát (TP Bạc Liêu). Khi đến cống ngăn triều chống ngập tại khóm Đầu Lộ A (Phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu) thì bị kẹt lại và bị chìm, rất may tai nạn không thiệt hại về người.
Nhằm tránh thiệt hại rủi ro thất thoát tài sản, phương tiện, con người và giảm thiểu tối đa về thiệt hai công trình, qua 2 vụ tai nạn trên, các cơ quan chức năng khuyến cáo các doanh nghiệp và chủ phương tiện có trọng tải nặng cần chú ý hơn khi lưu thông qua Cống ngăn triều chống ngập tại khóm Đầu Lộ A (Phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu).