Nguyên nhân gây suy giảm thính lực
Suy giảm thính lực hay còn được gọi là lãng tai, nghe kém, khiến cho người mắc không thể nghe rõ những âm thanh được phát ra từ bên ngoài. Một số yếu tố dưới đây có thể ảnh hưởng đến thính lực:
Di truyền và bẩm sinh
Ngay từ khi sinh ra, một số người đã mang trong mình yếu tố di truyền khiến họ dễ bị suy giảm thính lực hơn. Những khiếm khuyết bẩm sinh ở tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc não bộ có thể dẫn đến điếc bẩm sinh hoặc suy giảm thính lực bẩm sinh.
Ảnh hưởng của tiếng ồn và môi trường làm việc
Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thính lực. Tiếng ồn từ công việc, giao thông, giải trí,… có thể làm tổn thương các tế bào lông trong ốc tai, dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.
|
Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể là nguyên nhân gây suy giảm thính lực |
Các bệnh lý và nhiễm trùng liên quan đến tai
Nhiều bệnh lý và nhiễm trùng tai có thể dẫn đến suy giảm thính lực, bao gồm:
- Viêm tai giữa: Đây là bệnh lý phổ biến ở trẻ em do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào tai giữa. Viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ, dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.
- Bệnh Meniere: Đây là một rối loạn gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, suy giảm thính lực.
- Cholesteatoma: Đây là một khối u lành tính phát triển trong tai giữa, có thể làm tổn thương các cấu trúc trong tai và ảnh hưởng đến thính lực.
- Bệnh do vi khuẩn xoắn ốc tai: Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xoắn ốc tai gây ra, có thể dẫn đến suy giảm thính lực đột ngột và thậm chí điếc vĩnh viễn.
Yếu tố khác
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ suy giảm thính lực:
● Tuổi tác: Theo thời gian, thính lực của con người có xu hướng giảm sút.
● Bệnh tiểu đường, cao huyết áp, béo phì,… cũng có thể ảnh hưởng đến thính giác.
● Thói quen hút thuốc lá và sử dụng rượu bia quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ bị suy giảm thính lực.
|
Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thính giác |
Phân loại suy giảm thính lực
Suy giảm thính lực có thể được chia thành các dạng như:
● Dẫn truyền: Suy giảm thính lực dẫn truyền là kết quả của các tổn thương ở tai ngoài, tai giữa ảnh hưởng đến việc đưa âm thanh từ ngoài vào trong gây suy giảm thính lực.
● Tiếp nhận: Suy giảm thính lực tiếp nhận được hiểu là tình trạng các bộ phận trong hệ thống dẫn truyền có hoạt động. Tuy nhiên lại bị tổn thương nên âm thanh không được tiếp nhận và đưa lên xử lý tại bộ não.
● Hỗn hợp: Suy giảm thính lực hỗn hợp là tình trạng bao gồm cả dẫn truyền và tiếp nhận. Người mắc có thể bị tổn thương ở nhiều bộ phận khác nhau.
Phương pháp phòng ngừa tình trạng suy giảm thính lực
Thính giác là một trong 5 giác quan có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của mỗi người. Vì vậy cần có những biện pháp thích hợp để bảo vệ cơ quan này tránh khỏi những tác nhân bên ngoài. Dưới đây là một số phương pháp giúp hạn chế nguy cơ bị suy giảm thính lực mà bạn có thể tham khảo:
- Luyện nghe thường xuyên: Tai là bộ phận tiếp nhận âm thanh và não bộ sẽ là cơ quan thực hiện nhiệm vụ xử lý và phân tích âm thanh đó. Việc thường xuyên có những biện pháp luyện tập hợp lý sẽ là một cách hiệu quả giúp cải thiện khả năng nghe của tai.
- Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Như đã đề cập, tiếng ồn lớn là nguyên nhân hàng đầu khiến khả năng nghe bị suy giảm. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ thính lực chính là hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những tiếng ồn lớn.
- Luyện tập các bài tập yoga: Tập yoga là cách rất tốt để giúp tăng cường tuần hoàn máu ở tai và não bộ. Một số tư thế yoga rất tốt cho việc lưu thông máu đến tai có thể kể đến như: Tư thế rắn hổ mang, tư thế cây, tư thế cúi đầu,…
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Hãy kết hợp đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn để đảm bảo khả năng hoạt động của tai và các bộ phận khác trong cơ thể.
|
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học giúp hạn chế nguy cơ bị suy giảm thính lực |
Giải pháp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện tình trạng suy giảm thính lực nhờ Kim Thính
Song song với các biện pháp trên, chuyên gia khuyên người bị suy giảm thính lực nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ phục hồi khả năng nghe một cách an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.
Kim Thính chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp mang đến tác dụng:
- Cây cối xay, vảy ốc, cẩu tích có tác dụng chống viêm, giảm sưng, giúp giảm triệu chứng của viêm tai, đau tai; Hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm thính lực do mắc các bệnh viêm nhiễm ở tai hiệu quả.
- Câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, thục địa, đan sâm có tác dụng bồi bổ thận, từ đó giúp hỗ trợ tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe theo thuyết của y học cổ truyền liên quan giữa chức năng thận và sức khỏe thính giác.
- Đan sâm, L- carnitine fumarate, kẽm giúp tăng tuần hoàn máu, tăng cung cấp oxy cho các tế bào thần kinh. Đặc biệt, L-carnitine fumarate là chất dinh dưỡng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ thống thính giác. Các dưỡng chất này cũng giúp tế bào lông ở tai trong luôn khỏe mạnh và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
|
Kim Thính giúp tăng cường sức khỏe thính lực an toàn, hiệu quả |
Kim Thính là sản phẩm chứa thành phần vừa giúp hỗ trợ bổ thận (theo đông y), vừa có tác dụng hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường dinh dưỡng, oxy đến tế bào thần kinh tai và cơ quan thính giác. Do đó, sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện các bệnh về tai như: Suy giảm thính lực, nghe kém, ù tai, viêm nhiễm ở tai,... rất hiệu quả. Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nên rất thân thiện và dễ dung nạp với cơ thể, không gây tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài.
Sản phẩm Kim Thính được bào chế bằng công nghệ lượng tử giúp chiết xuất tối đa hoạt chất quý có trong thảo dược, từ đó mang đến hiệu quả cao và bền vững hơn. Nhờ những hiệu quả mang lại, mới đây Kim Thính tự hào được vinh danh Thương hiệu mạnh Quốc gia.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về các nguyên nhân gây suy giảm thính lực và giải pháp điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp sử dụng Kim Thính mỗi ngày để tăng cường sức khỏe thính giác bạn nhé!
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.