Nhà giáo Lê Thị Thủy: Tấm gương đổi mới sáng tạo trong dạy và học

(PLVN) - Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); đồng thời nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, rèn luyện đạo đức và trau dồi kỹ năng sống cho giáo viên, học sinh trong trường, cô Lê Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS Nhựt Tảo (TP Tân An, tỉnh Long An) đã đưa công tác PBGDPL đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.

Tính đến nay, cô Lê Thị Thủy (SN 1970, quê huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) đã có hơn 31 năm gắn bó với môi trường giáo dục. Sinh ra trong gia đình có truyền thống giáo dục, cô Thủy hiểu rõ công tác PBGDPL rất quan trọng, các cán bộ, giáo viên, học sinh (HS) phải nắm pháp luật thì mới truyền tải được hết chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thông qua đó, HS sẽ có ý thức tốt hơn, tránh những tệ nạn xã hội, tránh vi phạm pháp luật.

Với vai trò là cán bộ quản lý trường, cô Thủy đã chủ động lên các kế hoạch, phương án tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL trong nhà trường. Để giúp HS dễ tiếp cận và tránh nhàm chán, khuôn khổ bằng lý thuyết suông, cô Thủy chỉ đạo triển khai tuyên truyền pháp luật với đa dạng các hình thức, đổi mới phương pháp dạy, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ hóa... Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ,sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, HS sẽ được lồng ghép PBGDPL. Cùng với việc tuyên truyền lý thuyết, sân khấu hóa với các tiểu phẩm trong các tiết sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề pháp luật, các thầy cô, báo cáo viên pháp luật còn tổ chức hỏi - đáp các câu hỏi dễ nhớ, dễ hiểu và rất thực tế.

Cô Thủy cho biết, từ các trò chơi theo hình thức “học mà chơi, chơi mà học” được tạo ra trong các buổi tuyên truyền, PBGDPL, giúp cho các em HS yêu thích và hào hứng tham gia hơn. Nhất là trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 cho HS thời gian qua. Cùng với đó, lồng ghép các thông tin liên quan đến pháp luật qua bộ môn Giáo dục công dân, giúp HS nắm chắc kiến thức.

Cô Thủy nhấn mạnh, việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong triển khai các hoạt động PBGDPL giúp cán bộ, giáo viên, HS, phụ huynh tiếp cận nguồn thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn. Trường đẩy mạnh truyền tải thông tin pháp luật qua cổng thông tin điện tử của trường, thư điện tử (email), các trang mạng xã hội, đồng thời trình chiếu video và tích hợp trong giảng dạy kiến thức pháp luật cho HS trong các tiết học.

Các hình thức tuyên truyềntrực quan thông qua các khẩu hiệu, pano, áp phích... cũng

được triển khai có hiệu quả. Các khẩu hiệu đề ra trong khuôn viên nhà trường đã được thực hiện tốt như: Lớp học “4 không” (không chơi game; không bạo lực; không nói tục, chửi thề; không hút thuốc lá, uống rượu bia); ngôi trường không khói thuốc lá; mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo...

Để mọi người đóng góp những ý kiến một cách khách quan, trường tạo hộp thư góp ý, hộp thư “Điều em muốn nói” ngay tại cổng trường. Thông qua những tâm tư, ý kiến được gửi trong hộp thư, trường sẽ có cái nhìn đa chiều trong các vấn đề. Đây có thể coi là “cầu nối tâm tư nguyện vọng” để nhà trường thấu hiểu cán bộ, giáo viên, HS, cũng như phụ huynh hơn.

Nhằm thực hiện tốt cácphương pháp tuyên truyền, PBGDPL, cô Thủy cùng Ban

Giám hiệu đã ban hành các quyđịnh, quy chế trong nhà trường xây dựng chuyên đề giáo dục như: “Xây dựng nền nếp dạy và học”, “Xây dựng văn hóa nhà trường”, “Đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường”... Các cán bộ, giáo viên cũng được PBGDPL thông qua các buổi họp hội đồng, các buổi trao đổi với lực lượng chức năng. Đồng thời, phát động 100% cán bộ, giáo viên và HS tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Trong đó, các cán bộ,giáo viên tham gia hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; Luật Bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND các cấp... Tổ chức cho HS tham gia cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”; cuộc thi tìm hiểu về an toàn thông tin...

Để công tác tuyên truyền, PBGDPL đạt hiệu quả tích cựctrong học sinh, cô Thủy cho biết trong năm học 2020-2021,trường đã tổ chức hội thảo chuyên đề phối hợp 3 môi trường giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

CôThủy chia sẻ: “Nếu không có các hình thức để các em nói lên tâm tư, từ các hội thảo bàn luận, từ các bức thư trong hộp thư “Điều em muốn nói”, thì có thể sẽ bỏ lỡ sự quan tâm đúng lúc của nhà trường đến các em, không hiểu được tâm tư HS để thay đổi phù hợp cho các em thực hiện tốt. Thời điểm này các em đang trong giai đoạn có rất nhiều thay đổi cả về tâm, sinh lý dẫnđến những biến đổi về mặt nhận

thức, tính cách nên cần phải quan tâm đặc biệt”. Còn một đối tượng cực kỳ quan trọng cần phối hợp với nhà trường, là phụ huynh HS. Không chỉ trong thời gian các em học tập tại trường, mà các em cũng cần được quan tâm trong thời gian ngoài trường học.

.

Muốn công tác tuyên truyền,PBGDPLđược thực hiện sâu sát, cô Thủy cho rằng không chỉ có vai trò của nhà trường, mà còn rấtcần sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ

của gia đình và toàn xã hội.

Cô Thủy mong muốn trong thời gian tới công tác tuyêntruyền, PBGDPL tiếp tục được thực hiện hiệu quả với đa dạng hóa các hình thức. Cô Thủy chia sẻ: Nhà trường sẽ cố gắng tăng cường công tác phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường, phụ huynh HS để việc tuyên truyền, PBGDPL đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, giáo viên và HS; phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội”,