Những công dụng ít người biết đến của bằng lăng

(PLVN) - Từ đầu tháng 5, trên mọi góc phố, con đường của thủ đô đã rực rỡ sắc tím của hoa bằng lăng. Sắc tím mộng mơ của những cây bằng lăng đang trong độ khoe sắc nhanh chóng trở thành địa điểm check in yêu thích của đông đảo người dân và du khách. Bên cạnh vẻ đẹp mộng mơ ấy, bằng lăng còn có nhiều rất nhiều công dụng tuyệt vời mà ít người biết đến.

Những công dụng ít người biết đến của bằng lăng

Từ đầu tháng 5, trên mọi góc phố, con đường của thủ đô đã rực rỡ sắc tím của hoa bằng lăng. Sắc tím mộng mơ của những cây bằng lăng đang trong độ khoe sắc nhanh chóng trở thành địa điểm check in yêu thích của đông đảo người dân và du khách. Bên cạnh vẻ đẹp mộng mơ ấy, bằng lăng còn có nhiều rất nhiều công dụng tuyệt vời mà ít người biết đến.

Bằng lăng là một loại cây thân gỗ// có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của Nam Á, phổ biến đặc biệt tại Ấn Độ. Chiều cao của cây có thể đạt tới 20 m, với thân thẳng và bề mặt khá xù xì. Hoa bằng lăng thường nở vào mùa hè, với màu tím hoặc tím nhạt rất đặc trưng. Do có khả năng tạo bóng mát, tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan, lại có nhiều đặc điểm phù hợp với khí hậu Việt Nam, cây bằng lăng được trồng ở nhiều nơi của nước ta.

Bằng lăng phổ biến là thế nhưng ít người biết được rằng, ngoài chức năng thẩm mỹ và tạo bóng mát, các bộ phận của cây bằng lăng còn có nhiều công dụng bất ngờ. Hoa bằng lăng có vị chua mát, thích hợp để chế biến các món ăn giải nhiệt mùa hè.Vị chua nhẹ của hoa khi kết hợp với thịt bò, rau củ quả tạo nên món gỏi thơm ngon. Ngoài ra, các gia đình có thể làm gỏi bằng lăng với tôm, tai heo hay nguyên liệu mình yêu thích. Tuy nhiên, khi chế biến nên chọn những bông hoa mới nở, tách cánh hoa khỏi nhụy, nhẹ nhàng rửa sạch, để ráo nước rồi sơ chế.

Hơn thế nữa, bằng lăng cũng là một cây thuốc quý.

Chia sẻ về các công dụng dược liệu của cây bằng lăng, bác sĩ y học cổ truyền Bùi Hân cho biết: “ Cây bằng lăng có một cái tên gọi khác là Săng lẻ. Ngoài tác dụng là cây cảnh ra thì nó cũng được coi là một loại dược liệu. Cây bằng lăng thì mọi người hay sử dụng bộ phận của nó là vỏ cây, lá và quả. Cái vỏ cây của nó thì sẽ chữa các bệnh về ngoài da như là nấm da, viêm da. Khi sử dụng thì họ sẽ nghiền ra để bôi hoặc là ngâm rượu để bôi lên. Còn lá của nó thì có thành phần là corosolic acid thì nó sẽ có tác dụng hạ đường huyết đối với những cái người bị tiểu đường hỗ trợ cho những cái bệnh nhân tiểu đường và bệnh gút thì cũng có thể tái sử dụng áp dụng. Mình nấu nước lên rồi uống nấu nước lên để uống’’.

Bằng lăng là loại dược liệu dễ tìm, lại có nhiều công dụng quý, tuy nhiên cũng theo bác sĩ Bùi Hân khi sử dụng các chế phẩm từ bằng lăng, cần có những lưu ý sau:

“Trong cây bằng lăng có một cái thành chất đó là saponin ấy. Nếu dùng liều lượng quá nhiều thì sẽ gây mệt mỏi, chóng mặt hoặc là gây tiêu chảy. Thế nên mỗi ngày chỉ sử dụng 10 - 20 gam thôi, nếu mà dùng nhiều thì nó sẽ gây tác dụng phụ. Tất cả những cái dược liệu đông y thì khi mà sử dụng thì đều phải có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền chứ chúng ta không thể tự tiện dùng được”

Có thể thấy, Bằng lăng không chỉ là loài cây tạo bóng mát mà còn là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe.

Đọc thêm