Những đối tượng “có tiếng” buôn bán ĐVHD trên nền tảng mạng xã hội chịu án tù

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mạng xã hội, với tính phổ biến cao và tiếp cận nhiều người, ngày càng có nhiều đối tượng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép lợi dụng để thực hiện hành vi phạm pháp của mình.
Rái cá vuốt bé là loài ĐVHD thuộc lớp thú được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên cấp độ bảo vệ cao nhất theo pháp luật Việt Nam.
Rái cá vuốt bé là loài ĐVHD thuộc lớp thú được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên cấp độ bảo vệ cao nhất theo pháp luật Việt Nam.

Ngày 18/6/2021 vừa qua, TAND huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh vừa mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án buôn bán tiêu bản rùa biển lớn nhất phát hiện trong năm 2020, với án phạt tổng cộng lên tới 22 năm tù cho hai đối tượng trong vụ án.

Hai bị cáo là Phún Nhịt Tắc (xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) và Trần Minh Lành (xã Hiệp Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) lần lượt nhận mức án 12 năm tù và 10 năm tù về hành vi tàng trữ, buôn bán trái phép 39 tiêu bản đồi mồi.

39 tiêu bản rùa biển thu giữ được trong vụ án (Ảnh: Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Tây Ninh)39 tiêu bản rùa biển thu giữ được trong vụ án (Ảnh: Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Tây Ninh)

Trước đó, ngày 15/6, TAND quận Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Đặng Hoàng Phúc (sinh năm 1997, trú tại Tây Hòa, phường Phước Long A, quận 9, TP Hồ Chí Minh) 6 năm tù giam về hành vi “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”.

Điều đáng nói là theo Hệ thống dữ liệu quốc gia vi phạm về ĐVHD của Trung tâm giáo dục thiên nhiên ENV thiết lập từ năm 2005, đối tượng Đặng Hoàng Phúc đã nhiều lần sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải, quảng cáo bán nhiều loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm như hổ, rái cá.

Tương tự, theo Hệ thống dữ liệu quốc gia vi phạm về ĐVHD của ENV, từ năm 2013, ENV đã nhận được thông báo của người dân về đối tượng Phún Nhịt Tắc - một đối tượng “có tiếng” trong hoạt động buôn bán trái phép ĐVHD. Lợi dụng sự thuận tiện của mạng xã hội, đối tượng này thường xuyên cá hành vi đăng tải, quảng cáo buôn bán trái phép nhiều loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng như cá thể hổ, móng hổ, nanh hổ, da hổ, xương hổ, cao hổ, tiêu bản đồi mồi, móng gấu, túi mật gấu, chi gấu, sừng tê giác, vảy tê tê, ngà voi và da voi. Không những vậy, đây cũng là “đầu mối lớn” chuyên cung cấp ĐVHD cho khách hàng tại thị trường Trung Quốc và các quốc gia lân cận.

Mạng xã hội, với tính phổ biến cao và tiếp cận nhiều người, ngày càng có nhiều đối tượng buôn bán ĐVHD trái phép lợi dụng để thực hiện hành vi phạm pháp của mình. Chỉ trong tháng 5/2021, ENV đã tiếp nhận và xử lý thành công hơn 200 vụ vi phạm về ĐVHD trên Internet, chủ yếu là các hành vi quảng cáo, rao bán trái phép. Tình trạng buôn bán ĐVHD diễn biến phức tạp trên nền tảng mạng xã hội đặt ra yêu cầu xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm này nhằm răn đe, phòng ngừa tội phạm về ĐVHD.

Đọc thêm