Những sự cố hy hữu từ kỳ thi ĐH đợt 1

 Một mùa thi lại bắt đầu với bao nỗi niềm, nhà nhà đi thi, cả nước đi thi trong đó có bao chuyện dở khóc, dở cười  hy hữu từ chiếc điện thoại. Và lần đầu tiên thí sinh phải làm lại bài thi sau khi các môn thi đã kết thúc vì sự cố của giám thị...
Một mùa thi lại bắt đầu với bao nỗi niềm, nhà nhà đi thi, cả nước đi thi trong đó có bao chuyện dở khóc, dở cười  hy hữu từ chiếc điện thoại. Và lần đầu tiên thí sinh phải làm lại bài thi sau khi các môn thi đã kết thúc vì sự cố của giám thị...
Thí sinh dự thi đợt 1 kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2011 ra khỏi phòng thi sau môn đầu tiên...

"Chúc một ngày tốt lành" thành... "bất lành"

Dù nhiều năm nay, điện thoại di động là điều tuyệt đối cấm kị với thí sinh khi vào phòng thi nhưng tới môn thi cuối cùng của kì thi ĐH đợt 1 vẫn có tình trạng thí sinh “đi tong” 12 năm đèn sách vì sự cố ngớ ngẩn. Tại ĐH Điện Lực, một thí sinh nữ khi đang làm bài thi môn Hóa thì nhận được tin nhắn “Chúc 1 ngày tốt lành” từ bạn bè. Thí sinh này lại “vô tư” lôi điện thoại từ trong túi ra đọc. Ngay lập tức các giám thị đã lập biên bản và đình chỉ thi, đồng thời cơ quan an ninh điều tra cũng xác minh được là thí sinh này đã nhận tin nhắn từ bạn bè.

Ngoài ra, trong buổi thi cuối cùng, một thí sinh nam khác trong lúc ký nộp bài thi thì chuông điện thoại bất ngờ reo khiến thí sinh này phải rời phòng thi một cách oan ức. Ngay lập tức, khi bị phát hiện thí sinh này đã bị giám thị lập biên bản đình chỉ thi.Trường hợp đáng tiếc còn lại, khi đã kết thúc thời gian làm bài môn Hóa học, thí sinh đang lên nộp bài thì giám thị ở phía trên thấy em thí sinh rút điện thoại ra. Như vậy, trường hợp của thí sinh này vẫn buộc phải bị đình chỉ thi, hủy kết quả.

Tự nguyện bị... đình chỉ

Tại điểm thi ĐH Thương Mại, có 1 trường hợp thí sinh bị đình chỉ do mang điện thoại di động vào phòng thi môn Toán. Sau 20 phút làm bài, được giám thị nhắc nhở, thí sinh kia “tự nguyện” mang điện thoại ra nộp. Tuy vậy trường hợp của em vẫn bị đình chỉ thi theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng ĐH Thuỷ lợi cho biết, tại địa điểm thi tại trường Tiểu học Trung Văn, sau khi giám thị vừa phát đề xong được 1 phút, nghi vấn thấy trong túi thí sinh có biểu hiện bất thường nên đã đề nghị thí sinh này bỏ vật dụng đó ra là chiếc điện thoại trong chế độ tắt. Ngay lập tức thí sinh này đã bị lập biên bản đình chỉ thi.

Trường hợp thứ hai phát hiện muộn hơn tại điểm  ĐH Thuỷ lợi. Theo thông tin ban đầu, trường hợp thí sinh này do không muốn đi thi nhưng vì sức ép của gia đình nên vẫn phải đến địa điểm thi và mang theo điện thoại di động để “né” thi vì bố mẹ. Ngay lập tức thí sinh này bị đình chỉ và bị “ trông nom” cho tới hết thời gian làm bài mới được ra ngoài.

Kẹp điện thoại ở chân suốt 1,5 giờ

Ông Phan Trọng Phức, Chủ tịch HĐTS Đại học Đại Nam cho biết, sáng 4/7 sau một giờ rưỡi làm bài, giám thị chợt phát hiện một thí sinh khả nghi. Thấy có ánh sáng lấp lánh do phản chiếu từ mặt điện thoại di động phát ra, các cán bộ coi thi đã tiến hành kiểm tra thí sinh này thì thì phát hiện chiếc điện thoại di động Nokia E71 được đặt dưới chân của nữ sinh này.

Cơ quan công an đã tiến hành kiểm tra và thấy điện thoại chưa được sử dụng trong suốt thời gian thi nhưng nữ sinh vẫn bị lập biên bản và đình chỉ thi. Bà Lê Thị Thanh Hương, Trưởng phòng đào tạo ĐH Đại Nam phỏng đoán: “Chắc vì dùng điện thoại đắt tiền nên em ấy ngại gửi vì sợ mất". PGS.TS Phan Trọng Phức cũng chia sẻ: “ Những trường hợp này là cực kỳ đáng tiếc đối với các em thí sinh. Có thể các em vô tình mang vào phòng thi nhưng khi phát hiện ra thì nhà trường phải cương quyết xử lý”.

Chuông reo bất ngờ

Ngày 4/7, ĐH GTVT đình chỉ thi đối với 3 thí sinh, trong đó có 2 thí sinh vi phạm trong thời gian làm bài môn Toán, 1 thí sinh vi phạm trong thời gian làm bài môn Vật lý. Tại điểm thi trường tiểu học Mỹ Đình, một thí sinh đã bị đình chỉ thi khi bất ngờ chuông điện thoại reo lên trong giờ thi môn Toán.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội  có 2 trường hợp bị đình chỉ do mang điện thoại vào phòng thi. Tất cả khi bị giám thị kiểm tra, phát hiện điện thoại đều trong tình trạng tắt máy, không sử dụng. Cả 2 trường hợp bị đình chỉ thi đều xảy ra ở môn thi cuối cùng (Hóa học) trong sáng 5/7. Trường hợp thứ nhất: Một em sau 5 phút làm bài, giám thấy ghi vấn em có điện thoại mang theo người. Sau khi yêu cầu kiểm tra thì em bị phát hiện vi phạm quy chế.

Trường hợp đáng tiếc còn lại, khi đã kết thúc thời gian làm bài môn Hóa học, thí sinh đang lên nộp bài thì giám thị ở phía trên thấy em thí sinh rút điện thoại ra. Như vậy, trường hợp của thí sinh này vẫn buộc phải bị đình chỉ thi, hủy kết quả.

Sự cố hy hữu

Giám thị định phi tang sai sót của mình sau khi kí nhầm vị trí trên giấy thi bằng cách yêu cầu cả phòng thi phải chép lại bài thi, kết quả là Bộ GD&ĐT phải giải quyết cộng điểm cho 21 thí sinh, 3 thí sinh phải thi lại môn Toán sau khi kì thi ĐH đợt 1 đã khép lại, rồi 6 phòng thi bị nhầm lẫn trang của các mã đề thi môn Hoá tại điểm thi của ĐH Giao thông vận tải… Đó là 2 sự cố hy hữu vừa xảy ra trong đợt 1 kì thi ĐH-CĐ năm nay.

Xung quanh sự cố ký nhầm vị trí giấy thi tại phòng thi số 41 thuộc Hội đồng thi Trường Sĩ quan Chỉ huy Kỹ thuật thông tin (TP Nha Trang, Khánh Hòa), Hội đồng thi đã triển khai cả 2 hướng giải quyết đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo bằng công văn sáng 5.7. Theo đó, có 3 thí sinh thi lại môn Toán theo nguyện vọng, 21 thí sinh khác không thi lại sẽ được giữ nguyên bài thi cũ đã chép lại. Kết quả môn thi sẽ được nhân hệsố 1,3 kết quả bài thi thực tếcủa thí sinh. Điểm tối đa của bài thi là 10,0 điểm.

Ngột ngạt, căng thẳng

Năm nào cũng vậy, mỗi mùa tuyển sinh là tại các thành phố lớn lại chứng kiến một lượng khổng lồ  của gần 2 triệu người (nếu một thí sinh có ít nhất một thân nhân đi kèm) từ các tỉnh ào ạt đổ về các thành phố lớn. Thí sinh căng thẳng, nhiều em ngất xỉu trong phòng thi. Bên ngoài các bậc phụ huynh ngồi đợi con cũng thấp thỏm, lo âu không kém...

Có người mẹ mù đưa con đi thi, có người ông 75 tuổi đưa cháu ngoại đi thi và những học sinh khuyết tật với ước mơ cháy bỏng vào giảng đường ĐH, có người 61 tuổi vẫn lều chõng lai kinh ứng thí... Đó là những khát khao, khát vọng lớn lao để khẳng định mình, để tìm cho mình một nghề nghiệp ổn định trong tương lai...

Tuy nhiên, một kì thi tốn kém và căng thẳng khi cả xã hội cùng vào cuộc mà chất lượng GD có thực sự nâng lên?. Khi thí sinh phải trải qua kì thi căng thẳng nhưng phần lớn thí sinh chỉ cần “ vượt vũ môn” vào bao nhiêu, ra bấy nhiêu. Ở các nước, một kì thi được trải qua nhiều đợt trong năm, mở rộng đầu vào nhưng xiết chặt đầu ra, ở ta thì ngược lại. Kì thi "ba chung" đã bước sang năm thứ 10, nhiều ý tưởng cho một kì thi quốc gia đã được đặt ra nhưng tới nay vẫn còn bỏ ngỏ.

Trong khi đó, vấn đề đặt ra với các ngành xã hội hiện nay đã quá chênh lệch khi thực tế tỉ lệ có  hơn 50% thí sinh thi vào khối A, số còn lại thi vào các khối khác, và chỉ có 5% thi vào khối C. Nhiều học sinh giỏi Toán nhưng không thể viết nổi một lá đơn, nhiều học sinh khối C nhưng không có tư duy mạch lạc của môn Toán...

Nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta chỉ cần tổ chức kỳ thi quốc gia với nhiều môn, chia ra thành 2-3 đợt. Học sinh nào thích thi kỳ nào thì đăng ký kỳ đó, chưa chuẩn bị kịp kỳ này thì thi kỳ sau. Học sinh có thể dựa vào kết quả kỳ thi đó để biết năng lực của mình mà chọn học hoặc thi vào trường đại học phù hợp. Học sinh giỏi thì có thể thi vào các trường tốp trên. Học sinh trung bình, trung bình khá thì có thể ghi danh vào các trường đại học tốp dưới, đại học ngắn hạn hay học các trường trung học chuyên nghiệp tùy sở thích và điều kiện.

Và nữa, một thầy giáo lâu năm nhìn nhận, chỉ nên giữ lại kì thi ĐH và bỏ kì thi tốt nghiệp khi mà tỷ lệ tốt nghiệp hiện nay đã tới 95%. Thí sinh thi vào ĐH bắt buộc phải thi cả hai môn Văn, Toán còn lại là môn chuyên ngành của từng trường. Thầy giáo này lý giải, dù các em theo tự nhiên hay xã hội thì trước hết các em vẫn cần những kiến thức nhân văn để làm người- đó là việc cần làm đầu tiên với mỗi con người...

Nguyệt Thương

Đọc thêm