Theo các chuyên gia, thì mọi thứ từ công nghệ hiện đại đến thói quen ăn uống và cuộc sống hiện tại đang dần làm xói mòn bộ não của chúng ta, khiến chúng ta suy nghĩ chậm chạp hơn, giảm khả năng nhạy bén hơn và dần mất đi suy nghĩ của bản thân.
Ăn quá nhiều thức ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa ví dụ như thịt lợn xông khói, hay bánh mì nướng bơ và trứng chiên có thể cản trở chức năng của chất dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng chịu trách nhiệm tạo ra động lực cho cơ thể. Có khả năng làm suy yếu khả năng nhận thức, khả năng phản ứng, và phá hoại trí nhớ, mang lại cảm giác suy nhược, buồn rầu...
Làm quá nhiều việc cùng lúc
Não bộ không được lập trình để giải quyết quá nhiều việc cùng một lúc. Khi chúng ta phải làm quá nhiều việc thì não bộ sẽ sản xuất ra quá nhiều chất cortisol (hormone gây căng thẳng) và adrenalin (hormone gây cảm xúc) khiến mức độ phải suy nghĩ sẽ cao, liên tục chuyển từ công việc này sang công việc khác, gây căng thẳng và ức chế thần kinh, khiến khả năng nhớ bị giảm đi.
Điều đó có nghĩa là chúng ta dùng hết lượng glucose (năng lượng não bộ) nhanh hơn, khiến não chúng ta mệt mỏi nhanh hơn
|
Chỉ tra thông tin bằng Google
Có được thông tin mọi lúc mọi nơi chỉ với vài thao tác trên điện thoại hoặc máy vi tính vừa là một sự tiện lợi, vừa là một nguyên nhân dẫn đến giảm khả năng nhớ của não bộ. Do có thể truy nhập Google dễ dàng, dễ tìm kiếm thông tin, nên chúng ta không cần phải ghi nhớ mọi thứ, điều đó khiến chúng ta lười suy nghĩ, dẫn đến sự hoạt động của não bộ bị giảm sút, và chắn khả năng nhớ sẽ giảm dần.
Ăn quá nhiều đồ ngọt
Một nghiên cứu trên loài chuột của trường Đại học Calofornia (Mỹ) năm 2012 cho thấy, tiêu thụ quá nhiều fructose – một loại đường đơn được tìm thấy trong trái cây, mật ong và rau quả – có thể làm chậm hoạt động của não bộ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cảnh báo rằng, các tế bào não cần glucose để hoạt động nhưng nếu ăn quá nhiều đồ ngọt trong một thời gian ngắn sẽ khiến lượng đường bị dư thừa và khiến bạn cảm thấy bị kích thích quá mức.
Đi máy bay và bị quấy rầy vào ban đêm
Các nghiên cứu trên chuột hamster cho thấy, sự gián đoạn nhịp sinh học bên trong cơ thể có thể làm giảm một nửa tỷ lệ tái tạo neuron ở vùng não chịu trách nhiệm xử lý trí nhớ và những tác động đó vẫn còn thấy rõ sau một tháng kể từ sau lần cuối cùng bị quấy rầy./.