Ông Phạm Nhật Vượng không "áo gấm đi đêm"

Sự kiện ông chủ tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2013 của tạp chí Forbes hẳn khiến nhiều người Việt phấn chấn. Dù mới đứng thứ 974 trong số những người giàu có nhất thế giới với tài sản trị giá 1,5 tỷ USD nhưng ông Vượng đi vào lịch sử tài chính với tư cách người Việt Nam đầu tiên có tên trong danh sách các tỷ phú thế giới.

[links()]Sự kiện ông chủ tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2013 của tạp chí Forbes hẳn khiến nhiều người Việt phấn chấn. Dù mới đứng thứ 974 trong số những người giàu có nhất thế giới với tài sản trị giá 1,5 tỷ USD nhưng ông Vượng đi vào lịch sử tài chính với tư cách người Việt Nam đầu tiên có tên trong danh sách các tỷ phú thế giới.

b
Ông chủ tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng

Ngay từ ngày 25/10 năm ngoái, Bloomberg - hãng tin kinh tế hàng đầu thế giới đã viết một bài khá dài về người đàn ông giàu nhất Việt Nam này.

Mặc dù được giới đầu tư, kinh doanh và truyền thông biết đến từ nhiều năm nay nhưng không biết vô tình hay chủ ý, ông xây dựng cho mình hình ảnh một  “tỷ phú bí hiểm”: Hầu như không xuất hiện trước bất cứ sự kiện đông người nào (giả hoặc nếu có, ông cũng hòa lẫn trong đám đông mà chỉ ít người quen biết và nhân viên dưới quyền biết mặt), không phát ngôn.

Trước kia đa số công chúng chỉ biết rằng, sau nhiều năm làm ăn tại Ukraine gắn với tập đoàn Technocom, ông Vượng trở lại Việt Nam năm 2001 khi ông thành lập Công ty du lịch khách sạn Vinpearl. Năm sau ông thành lập Vincom, hoạt động trong lĩnh lực bất động sản thương mại và nhà ở trung và cao cấp. Vinpearl và Vincom, đều đã được niêm yết, sau đó được hợp nhất thành Tập đoàn Vingroup.

Việc ông Vượng lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, với nhiều người, không hẳn đã gây ngạc nhiên bởi ông đã liên tục giữ vị trí người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán từ năm 2010 đến nay. Vingroup là cổ đông kiểm soát tại 31 dự án mà tập đoàn này đang xây dựng ở Việt Nam, bao gồm tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên và Đà Nẵng. Hiện tại, tập đoàn đang xây dựng 8 dự án bất động sản đa năng tại các vị trí đắc địa ở các đô thị lớn trị giá hơn 4 tỷ USD. Trong đó, ông Vượng nắm giữ 53% cổ phần.

Bức màn bí hiểm ấy, phải chăng xuất phát từ truyền thống chung của dân tộc, vốn không mấy coi trọng giới doanh nhân, từ tâm lý coi thường người kinh doanh từ ngàn đời nay với xếp hạng “Sĩ – Nông – Công – Thương”?

Mặc dù ngay từ ngày 13/10/1945, sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà non trẻ vừa ra đời được một tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi cho giới công thương Việt Nam. Trong bức thư này Bác Hồ đã nhấn mạnh vai trò to lớn của giới công thương trong công cuộc kiến thiết đất nước: “Giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công - Thương trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”;

Bởi thế, dù đã đồng ý trả lời truyền thông quốc tế nhưng trong bài báo dài, Bloomberg vẫn gọi ông Vượng là “tỷ phú ẩn mình của Việt Nam”

Khi nền kinh tế còn đang bay cao, người ta đã đồn đoán những Chủ tịch A, đại gia B… có thể là các tỷ phú đô la của Việt Nam. Nhưng đồn đoán chỉ là đồn đoán bởi không ai biết và cũng không cơ quan nào kiểm soát hết tài sản của họ. Tài sản ấy vừa không thể định giá đủ vừa có thể được đứng tên nhiều người thân khác.

Vì thế, Top 1.000 người giàu nhất thế giới của Forbes là một vinh dự lớn nhưng suốt bao năm không một người Việt nào được vinh danh. Việc ông Vượng công khai nguồn tài sản của mình, cho thấy đã đến lúc người ta tự hào với những gì mình có, với công sức mình bỏ ra. Không thể cứ áo gấm đi đêm mãi.

Và sự công khai ấy, không chỉ đơn giản là một chiếc áo gấm mà còn là một công cụ kinh doanh chính đáng khi Vingroup đã phát hành trái phiếu quốc tế trên thị trường Singapore và đang tham vọng thu hút thêm nhiều nguồn vốn, khách hàng nước ngoài. Nguồn tài sản liên tục gia tăng (nhất là trong bối cảnh hiện nay) của ông Vượng là một chỉ số quan trọng để các đối tác an tâm bỏ tiền vào các dự án của Vingroup.  

Phong Dao

Đọc thêm