P2P Lending chờ đợi cơ chế để phát triển bền vững

(PLVN) -  Vấn đề thể chế, hành lang pháp lý quy định cụ thể với lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending) đang rất cấp bách cần được hoàn thiện, nhằm giúp thị trường phát triển lành mạnh, bền vững hơn.
P2P Lending chờ đợi cơ chế để phát triển bền vững

Nhu cầu thị trường lớn

Có thể nói, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam tăng lên qua từng năm. Không thể phủ nhận rằng, thanh toán không dùng tiền mặt đang bùng nổ tại Việt Nam và vẫn còn nhiều khả năng phát triển hơn nữa trong tương lai. Báo cáo mới nhất của PwC cho rằng thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến và lĩnh vực này đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện của đất nước.

Đến năm 2030, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được dự báo sẽ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng về số lượng giao dịch không dùng tiền mặt trên đầu người, trong đó có Việt Nam. Việt Nam có nhiều tiềm năng nhờ các cam kết của Chính phủ hướng tới mục tiêu 80% dân số có tài khoản thanh toán điện tử.

Còn với P2P Lending, cũng hướng đến đa dạng đối tượng khách hàng, với nhiều những ưu điểm như thủ tục đơn giản, thao tác đăng ký hoàn toàn thực hiện trực tuyến ở mọi nơi, khách hàng không cần chứng minh tài chính cùng thời gian giải ngân nhanh, số lượng cá nhân, tổ chức có nhu cầu huy động vốn đến với mô hình này sẽ ngày càng nhiều.

Nhu cầu của thị trường là rất lớn, tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều vào khung pháp lý. Khi chưa có khung pháp lý cụ thể, hoạt động của các doanh nghiệp Fintech hiện còn nhiều hạn chế.

“Mở cửa” cơ chế

Nhiều chuyên gia nhận định, điểm mạnh của thị trường có thể kể đến một số ưu điểm như: Không qua trung gian tài chính như tổ chức tín dụng, ngân hàng; Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ được nền tảng giao dịch trực tuyến ghi nhận và lưu trữ; Khâu thẩm định vay sẽ được thực hiện online 100%, giao dịch mọi nơi, thời gian giải ngân nhanh chóng; Đây như là giải pháp thay thế hình thức tín dụng đen với lãi suất cao; Thủ tục đơn giản, dễ dàng tiếp cận tài chính; người vay dễ dàng tìm được nguồn cung tài chính hợp lý, mức vay linh hoạt và lãi suất thấp; Vay không cần thế chấp tài sản, chứng minh tài chính và không gọi thẩm định người thân; Phù hợp cho đối tượng cần vay tiêu dùng, vay vốn kinh doanh nhỏ; Hỗ trợ vay tiền trả góp hàng tháng linh hoạt, tiện lợi.

Chuyên gia Phạm Xuân Hoè đã từng khuyến nghị, cơ chế sandbox cho Fintech cần được xây dựng dựa trên quan điểm: Khuyến khích đổi mới sáng tạo; gia tăng tiếp cận tài chính; bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư và người vay; kiểm soát rủi ro trong mức chấp nhận; truyền thông đầy đủ, chi tiết; tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, với đảm bảo ổn định tài chính, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa rủi ro an ninh mạng.

Đặc biệt, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các nhóm đối tượng khác nhau, gồm tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các công ty Fintech có liên quan.

P2P Lending xuất hiện song song với tốc độ phát triển công nghệ thông tin hiện nay, bên cạnh đó là giải quyết nhu cầu tất yếu của thị trường, giúp mở rộng thêm phạm vi tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Việc phát triển Fintech vì thế là tất yếu, phù hợp trong tình hình hiện nay.

Vấn đề thể chế, hành lang pháp lý quy định cụ thể hoạt động lĩnh vực P2P Lending vẫn là rất cấp bách và đặc biệt quan trọng. Hành lang pháp lý được ban hành kịp thời, với mục tiêu nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp sẽ giúp cho thị trường phát triển lành mạnh và bền vững hơn.

Theo Dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), doanh nghiệp Fintech để được tham gia Sandbox thì phải thoả mãn 6 tiêu chí như: giải pháp hoàn toàn chưa có hoặc một phần chưa có quy định pháp lý điều chỉnh; là giải pháp sáng tạo lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam hoặc có tính sáng tạo cao; được quản lý rủi ro tốt, không có hoặc ít có khả năng gây ra tác động xấu tới các tổ chức tài chính nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung, có phương án xử lý, khắc phục rủi ro trong quá trình thử nghiệm; có tính khả thi và thương mại cao …

VNVON.COM là sàn giao dịch ngang hàng P2P Lending có tiếng trên thị trường hiện nay, đáp ứng đủ các tiêu chí trên. Ngay từ khi có thông tin bước đầu về Sandbox được công bố, doanh nghiệp đã nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ các quy trình hoạt động để có thể tham gia vào cơ chế thử nghiệm này.

Cụ thể như tập trung vào các quy trình thẩm định khách hàng, quy trình quan hệ khách hàng, quy trình giải ngân, quy trình quản lý rủi ro nhà đầu tư, quy trình xử lý nợ… Mục tiêu là tối ưu quá trình kiểm soát rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư, nhưng đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn với mức lãi suất hợp lý, quy trình thông thoáng, đơn giản để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, việc sớm đưa ra cơ chế không những nâng cao hiệu quả quản lý, mà còn thúc đẩy phổ cập tài chính, đổi mới sáng tạo, rút ngắn thời gian xây dựng và đưa các dịch vụ tài chính mới, chất lượng ra thị trường. Đồng thời, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Fintech Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh với các đối tác nước ngoài.

Chuyên gia Tài chính Ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, sự xuất hiện của P2P Lending trở thành sân chơi bổ sung tốt cho hệ thống ngân hàng và thị trường tín dụng Việt Nam đã bị quá tải. Ngoài ra, mô hình này còn giúp người huy động vốn không phải sử dụng các kênh tín dụng đen, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế bền vững, thịnh vượng hơn.

Đọc thêm