Phấn đấu đến năm 2025, cả nước sẽ có 1.704 cụm công nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Công Thương cho biết, theo quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 cả nước có 1.704 cụm công nghiệp với tổng diện tích 58.123 ha. 
Tính đến hết năm 2020, cả nước có 968 cụm công nghiệp được thành lập với diện tích 30.192ha.
Tính đến hết năm 2020, cả nước có 968 cụm công nghiệp được thành lập với diện tích 30.192ha.

Phân bố cụm công nghiệp ở các vùng như sau: Trung du miền núi Bắc Bộ 250 cụm, 8.274,6ha; đồng bằng sông Hồng 515 cụm, 16.120,6ha; Duyên hải miền Trung 457 cụm, 12.663,8ha; Tây Nguyên: 77 cụm, 3.200,3ha; Đông Nam Bộ: 146 cụm, 6.478ha; Tây Nam Bộ: 259 cụm, 11.385,7ha.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, đến hết năm 2020, cả nước có 968 cụm công nghiệp được thành lập với diện tích 30.192ha. Trong đó, 450 cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng (chiếm 46,5%).

Về đầu tư xây dựng hạ tầng, đến nay, cả nước đã có 955 cụm công nghiệp với tổng diện tích 29.782ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, trong đó 644 cụm công nghiệp với tổng diện tích 20.222ha đã được phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tổng mức đầu tư trên 115.200 tỉ đồng.

Sau khi được phê duyệt, các dự án đầu tư, các cụm công nghiệp này đã, đang được tiến hành đầu tư hạ tầng. Đến nay, tổng vốn đầu tư hạ tầng khoảng 35.000 tỉ đồng (chiếm khoảng 30% so với tổng mức đầu tư theo kế hoạch).

Về hoạt động sản xuất kinh doanh, cả nước có 730 cụm công nghiệp với tổng diện tích 22.336 ha hoạt động, phân bố tại 57 tỉnh, thành phố (6 tỉnh/ thành phố chưa có cụm công nghiệp hoạt động gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Cần Thơ, Trà Vinh, Bạc Liêu).

Trong số 730 cụm công nghiệp hoạt động nêu trên, có khoảng 450 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 18.000 ha (chiếm 62% các cụm công nghiệp đang hoạt động) do địa phương thành lập, quản lý theo chính sách, quy định riêng của từng địa phương. Đa số không thu hút được doanh nghiệp làm chủ đầu tư, được UBND cấp tỉnh giao cho UBND cấp huyện, xã quản lý, được đầu tư nhỏ giọt từ ngân sách địa phương hạn hẹp nên tiến độ đầu tư hạ tầng rất chậm, phần lớn không có hệ thống xử lý nước thải chung đi vào hoạt động.

Chỉ có 32 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động. Vì vậy, việc hoàn thiện đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư và quản lý đối với các cụm công nghiệp này gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương khẩn trương xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ của địa phương với tầm nhìn trung và dài hạn.

Tập trung xây dựng và ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư vào cụm công nghiệp nhưng phải đảm bảo tuân thủ quy định về tính chất ngành, nghề cho phù hợp; cần phải có quy chế, quy định để quản lý chặt chẽ và hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời kháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp…

Đọc thêm