Phim 'Cha cõng con': Đạo diễn thì hư, phim thì hỏng!

(PLO) - Báo chí mấy hôm nay ồn ào vụ việc đạo diễn Lương Đình Dũng trả lại bằng khen giải thưởng Cánh diều 2016, bình phẩm BGK không hiểu tác phẩm của mình đồng thời chỉ trích cả nhà phát hành không ưu ái phim Cha cõng con của anh. Thế giới điện ảnh xin đăng tải bài viết của tác giả Nguyễn Văn, vừa gửi về cho BBT trước cách ứng xử của đạo diễn.

Tại sao nói đạo diễn hư?

1. Trước hết, nói về văn hóa ứng xử của đạo diễn. Khi buổi trao giải chưa kết thúc, đạo diễn Lương Đình Dũng đã đứng bật dậy, hùng hổ tuyên bố trả lại giải (Bằng khen BGK cho phim Cha cõng con). Xin để bạn đọc bình luận về cách ứng xử của đạo diễn. Chỉ biết rằng, một em học sinh tiểu học, có giáo dục, cũng không có hành vi như thế. Ông Trần Luân Kim, chủ tịch Ban giám khảo phim truyện của giải cũng cảnh báo đạo diễn ‘’phải biết khiêm tốn để học hỏi chứ không nên ngạo nghễ một cách không cần thiết’’.

Đạo diễn Lương Đình Dũng của Cha cõng con vừa có hành vi trả giải thưởng, chỉ trích BGK và nhà phát hành rồi lên truyền thông gây ồn ào một cách thiếu văn minh, chuyên nghiệp
Đạo diễn Lương Đình Dũng của Cha cõng con vừa có hành vi trả giải thưởng, chỉ trích BGK và nhà phát hành rồi lên truyền thông gây ồn ào một cách thiếu văn minh, chuyên nghiệp

2. Anh đạo diễn này cũng chê trách các công ty phát hành. Anh kết tội họ "quay lưng với phim Việt". Đấy là cách chụp mũ cũ rích và quen thuộc của kẻ không hiểu biết. Các nhà phát hành luôn thiếu phim hay. Xuất chiếu nhiều hay ít tùy thuộc vào chất lượng phim. Thị trường là câu trả lời sòng phẳng và chính xác nhất. Phim không hay, không khán giả, thì loại ngay. Giờ chẳng mấy ai tin những lời quy kết của những kẻ nhân danh này nọ để đổ tội cho thị trường.

Tại sao nói phim hỏng?

1. Phim hỏng ngay từ cái tên. Cha nào mà chẳng cõng con. Tên phim như một điều hiển nhiên, không gây chú ý với bất cứ khán giả nào.

phim cha cong con dao dien thi hu phim thi hong
Cảnh quay trong phim đẹp nhưng cũ

2. Cách kể chuyện quá cũ kỹ và giả tạo. Câu chuyện dàn trải, hời hợt. Phim cứ kéo lê thê mà không thấy trọng tâm. Cũ kỹ vì từng đoạn phim cứ đều đều diễn ra. Trong khi đó, ngôn ngữ kể chuyện của điện ảnh thay đổi rất nhanh. Giả tạo vì sao? Các tình huống trong phim đều giả. Lũ lụt giả. Cảnh người dân tránh lũ cũng giả dối vô cùng. Chẳng có ai điên rồ quăng lá tươi lên mái nhà giữa ngày mưa! Nhân vật mù vừa giả vừa thừa. Các cảnh thể hiện nỗi khát khao thành phố của bọn trẻ cũng giả. Chẳng có chi tiết gì. Tất cả chỉ là khái niệm. Khái niệm về sự thiếu thốn, đói nghèo. Và đó là chuyện hôm qua, lâu rồi. Bây giờ miền núi đã khác xa. Các nhà làm phim không nên mang ký ức buồn tủi của mình áp đặt vào lũ trẻ hôm nay.

3. Cách dàn dựng sơ sài. Ngôi nhà hai cha con không có gì đáng nhớ. Ngôi nhà tránh lụt cũng dựng lên để cho có. Không có gì đáng nhớ. Phim không có chi tiết. Có mỗi chi tiết thì lại chết ngắc. Đó là con gà. Con gà này cậu bé nuôi trước lũ. Đến khi tránh lũ, sau lũ, thậm chí vào đến Sài Gòn, vẫn con gà ấy. Phải chăng đó là con gà nhựa? Phim như chiếc hộp to, nhưng bên trong trống rỗng.

phim cha cong con dao dien thi hu phim thi hong
Nhân vật mù và xe đạp trong phim vừa thừa, vừa ép ý, khiên cưỡng

4. Cảnh quay đèm đẹp chẳng để làm gì. Tay nghề dàn dựng đạo diễn đã cũ, cách quay của quay phim cũng cũ luôn. Nhiều người bảo đẹp, nhưng cái đẹp đó không gắn với tâm trạng nhân vật. Cách quay này đã trở thành căn bệnh mãn tính của phim Việt. Nhiều người ít xem phim có thể bị đánh lừa, nhưng giới chuyên môn thì không bao giờ.

5. Cách dựng phim cũng cũ. Cách dựng không tạo ra nhịp điệu hay tiết tấu phim. Không thể hiện bất cứ thủ pháp nào. Người xem cảm thấy mỏi mệt. Lúc nào cùng bằng phẳng như nhau. Ngay cả nhiều đoạn cần đẩy nhanh tiết tấu, người làm phim cũng vô cảm. Vậy làm sao phim có thể hay?

6. Diễn xuất vô cùng giả tạo. Đạo diễn bắt ông bố nói giọng khàn khàn. Để làm gì? Chẳng để làm gì. Học mót được tí gì, đưa vô phim tí đó. Vậy thôi. Anh chàng mù cũng giả nốt. Mù mà mang theo xe đạp. Để làm gì? Cũng để trang trí cho nhân vật. Vậy thôi. Cái xe đạp thứ hai cũng là chi tiết gượng ép. Thoại thì vừa thừa, vừa giả. Toàn là ý nghĩ của người làm phim, ném vào miệng nhân vật.

Tục ngữ có câu:’’ Cha nào con ấy’’.

phim cha cong con dao dien thi hu phim thi hong
Cảnh hai cha con khá ép ý và không được khắc họa rõ nét