Phối hợp liên ngành sẽ giúp thực thi nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được thông suốt

(PLO) - Trong quá trình hơn 70 năm xây dựng và phát triển, những kết quả mà ngành Tư pháp đạt được có một phần là nhờ sự gắn kết, sẻ chia của các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Đây cũng là nội dung lần đầu tiên được nghiên cứu một cách bài bản của Đề tài khoa học cấp Bộ được tổ chức nghiệm thu chính thức vào sáng 3/1 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu.
Phối hợp liên ngành sẽ giúp thực thi nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được thông suốt

Để người dân, doanh nghiệp trở thành “đối tác”, “khách hàng” 

Trình bày Đề tài khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành bảo đảm thực thi thông suốt, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp”, chủ nhiệm Đề tài – Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến cho biết: Sau hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành, công tác tư pháp không ngừng phát triển, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, có những đóng góp không nhỏ vào thắng lợi chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Ngành Tư pháp Việt Nam vinh dự được phong tặng nhiều phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước.

Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến cho biết: Sau hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành, công tác tư pháp không ngừng phát triển
Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến cho biết: Sau hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành, công tác tư pháp không ngừng phát triển

Có được những thành tựu to lớn đó, trước hết là do nỗ lực không ngừng của mỗi cán bộ, công chức, người lao động trong toàn ngành. Bên cạnh đó phải kể đến sự đồng hành, gắn kết, chia sẻ trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tổ chức có liên quan từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp được giao, mà một trong số nguyên nhân chủ yếu được xác định cũng là do công tác phối hợp chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng Đề tài là nhằm hướng tới hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành bảo đảm thực thi thông suốt, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp với những đề xuất phương hướng, nhiệm vụ giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành.

Tuy nhiên, do các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp rất rộng nên Đề tài tập trung đánh giá những kết quả, những tồn tại trong phối hợp đối với 9 nhóm nhiệm vụ của Bộ Tư pháp. Cụ thể là xây dựng pháp luật, thi hành án (thi hành án dân sự và thi hành án hành chính), bổ trợ tư pháp (giám định tư pháp), hành chính tư pháp (quốc tịch, hộ tịch), lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật. Đề tài đã chỉ ra các nguyên nhân của những tồn tại, trong đó đáng chú ý là quy định pháp luật về điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn, còn thiếu các quy định pháp luật về kiểm tra, giám sát, tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phối hợp…


Để nâng cao hiệu quả phối hợp, Đề tại đưa ra 3 nhóm giải pháp chủ yếu gồm giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp liên ngành; giải pháp về hoàn thiện pháp luật về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ Tư pháp có nội dung quy định liên quan đến cơ chế phối hợp liên ngành; giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành của Bộ Tư pháp trong thời gian tới. Có như vậy sẽ góp phần thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp, cùng đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, coi người dân và doanh nghiệp thực sự là “đối tác”, “khách hàng” trong cung cấp dịch vụ công…

Không được ỷ lại vào cơ chế phối hợp

Các thành viên Hội đồng đều đánh giá cao tính cấp thiết, thời sự của Đề tài vì cho rằng trong bối cảnh hiện nay mà không xử lý được vấn đề phối hợp thì hoạt động của Bộ Tư pháp khó đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, PGS.TS Dương Đăng Huệ quan niệm, nội dung công tác phối hợp sẽ phụ thuộc vào nội dung công việc cần phối hợp, vào cơ quan cần phối hợp; các yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp… nhưng Đề tài lại chưa phân tích được.

PGS.TS Dương Đăng Huệ quan niệm, nội dung công tác phối hợp sẽ phụ thuộc vào nội dung công việc cần phối hợp, vào cơ quan cần phối hợp
PGS.TS Dương Đăng Huệ quan niệm, nội dung công tác phối hợp sẽ phụ thuộc vào nội dung công việc cần phối hợp, vào cơ quan cần phối hợp

TS Hồ Quang Huy đề nghị Đề tài cần giải mã được thế nào là “thông suốt”, “hiệu quả”, tác động của cơ chế phối hợp này đối với Nhà nước, người dân, rút ra được tiêu chí đánh giá hiệu quả phối hợp. Theo ông Huy, dù gặp một số khó khăn song vẫn có điểm sáng trong công tác phối hợp như phối hợp với Văn phòng Chính phủ thì Bộ Tư pháp cần phát huy ra sao và đâu là điểm nghẽn cơ bản cần tập trung tháo gỡ, khắc phục…

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu thẳng thắn cho rằng, không phải công việc nào cũng đòi hỏi phải có phối hợp, đôi khi có đơn vị dựa vào cơ chế phối hợp để đùn đẩy, ỷ lại, trì hoãn việc thực hiện nhiệm vụ nên muốn phối hợp hiệu quả thì trước hết các đơn vị phải làm tròn chức trách của mình. Vì thế, Thứ trưởng biểu dương đóng góp khoa học của Đề tài khi làm rõ thêm một số vấn đề lý luận, thực tiễn về cơ chế phối hợp liên ngành giúp Bộ Tư pháp hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Lưu ý một số điểm cần hoàn thiện, Thứ trưởng đề nghị Viện Khoa học pháp lý (đơn vị quản lý Đề tài) tham mưu cho Lãnh đạo Bộ để có thể ứng dụng các kết quả nghiên cứu của Đề tài, phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp…

Đọc thêm