Quận Bình Tân: Sức hút lớn từ các khu đất giá trị khu Tây Sài Gòn

(PLVN) - Tập đoàn Địa ốc DCB sở hữu hai dự án đất tiềm năng với tổng diện tích 6.000m2 với mức giá hơn 200 tỷ đồng tại trung tâm quận Bình Tân.

Bà Thái Thiên Hồng Đào, Tổng Giám Đốc - Tập Đoàn DCB cho biết, hiện tại Tập đoàn DCB đang triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết và dự kiến sẽ triển khai dự án. 

Dự án 50 Nguyễn Quý Yêm DCB Real Estate 

Dự án 50 Nguyễn Quý Yêm với diện tích hơn 3.000 m2 và dự án 230 Hồ Học Lãm cũng với diện tích tương tự đều là những dự án đáng chú ý. Điểm chung của hai dự án này đều nằm ở vị trí đắc địa, gần các trục đường lớn như An Dương Vương, Võ Văn Kiệt, thuộc trục kết nối giữa Quận 1 và Quận 6 nên việc di chuyển khá thuận lợi và dễ dàng.

Việc nằm gần Trung tâm hành chính, bệnh viện, trường học, an ninh… cũng là những điểm cộng các dự án này. Từ đây sẽ hình thành nên cụm dân cư cao cấp, cải thiện bộ mặt đô thị cho khu vực và nâng cao chất lượng sống cư dân trong tương lai gần.

* Chi tiết về dự án khu đất:

Dự án 230 Hồ Học Lãm DCB Real Estate tại P.An Lạc, Q.Bình Tân. GCN: CH04083 cấp ngày 27/02/2012 với diện tích: 3.072m2. Thửa 424, tờ 107, phường An Lạc, Bình Tân, chuyển nhượng từ ông bà Lâm Hoàng - La Ngọc Vũ.

Dự án 50 Nguyễn Quý Yêm DCB Real Estate. Hiện tập đoàn đã thực hiện nghĩa vụ tài chính 10 tỷ đồng đối với lô đất 50 Nguyễn Quý Yêm. thửa 402, tờ 44, hẻm 50/1 Nguyễn Quý Yêm, phường An Lạc, Bình Tân chuyển nhượng từ ông bà Lê Như Nguyên - Nguyễn Kiều Diễm Chi.

Trong quy hoạch đô thị Quận Bình Tân 2020, khu 4 thuộc cụm An Lạc đang được phát triển hoàn chỉnh, từ đây có thể kết nối với khu vưc nội thành dễ dàng. Hệ thống hạ tầng kĩ thuật, xã hội tương đối ổn định, nên giải pháp quy hoạch chủ yếu đưa ra theo hướng cải tạo và chỉnh trang thêm.

Trước thực trạng quỹ đất các quận trung tâm TP HCM dần cạn kiệt, xu hướng nguồn đất sạch quận Bình Tân, quận 12, huyện Bình Chánh… các khu vực vùng ven nằm trong khả năng tài chính được nhiều người lựa chọn.

Dự án 230 Hồ Học Lãm DCB Real Estate 

Là một trong những quận nội thành thuộc TP HCM, Bình Tân được thành lập vào năm 2003 trên cơ sở tách 3 xã Tân Tạo, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và thị trấn An Lạc của huyện Bình Chánh. Đây cũng là quận đóng vai trò cửa ngõ phía Tây Sài Gòn, có dân số đông nhất TP HCM và diện tích chỉ đứng sau quận 9, quận 12.

Hạ tầng không ngừng phát triển

Khu Tây Sài Gòn – nhất là quận 6, quận 8, Bình Tân, Bình Chánh luôn có mật độ dân số cao, hàng năm thu hút một lượng dân nhập cư lớn từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu trước đây, hạ tầng giao thông chính là điểm yếu khiến thị trường BĐS khu vực này khó thu hút đầu tư thì 5 năm gần đây, nút thắt này đã được tháo gỡ một cách hoàn hảo.

Các tuyến giao thông huyết mạch như cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, Quốc lộ 1A, đại lộ Võ Văn Kiệt, đại lộ Nguyễn Văn Linh được nâng cấp mở rộng và xây mới giúp khu Tây kết nối thông suốt với khu Nam, khu Đông. Các tuyến đường nhỏ hơn như An Dương Vương, Trần Văn Giàu, Kinh Dương Vương, Hậu Giang, Lũy Bán Bích… cũng đã phát huy tác dụng sau khi hoàn thành việc nâng cấp mở rộng, giúp cư dân khu Tây di chuyển về trung tâm thành phố dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều so với trước.

Hiện nay, thời gian di chuyển từ quận Bình Tân đến quận 1 chỉ mất khoảng 15 phút qua đại lộ Võ Văn Kiệt mà không sợ kẹt xe, đến sân bay Tân Sơn Nhất cũng chỉ mất khoảng 20 phút qua đường Cộng Hòa, Trường Chinh.

Trong tương lai gần, khi tuyến tàu điện ngầm Metro số 3A Bến Thành – Tân Kiên hoàn thành và đi vào hoạt động, người dân Bình Tân sẽ tiết kiệm hơn nữa thời gian di chuyển đến các khu vực khác trong thành phố. Đồng thời, góp phần tạo thành vị thế chiến lược của quận Bình Tân khi nằm trên tuyến giao thương giữa trung tâm Sài Gòn với tỉnh Long An và huyên Bình Chánh. 

Ngoài ra, sức hút của thị trường nhà đất quận Bình Tân còn gia tăng không ngừng khi hệ thống tiện ích đã tương đối hoàn thiện và đang ngày càng phát triển. Điển hình như Bệnh viện đa khoa quận Bình Tân, Trường Mầm non Đông Nam Á (SEAS), Mầm non Việt Mỹ, Trường THPT Chu Văn An, Trung tâm thương mại AEON MALL, hệ thống siêu thị bách hóa xanh, BigC, Coop Mart, các trung tâm Anh ngữ VUS, Thần Đồng…

Thị trường bất động sản, quỹ đất giá trị tại các khu vực cửa ngõ Sài Gòn tiếp tục sôi động trong những năm tới. Đơn cử là khu Tây có nhiều triển vọng khi giữ vai trò trung chuyển trong mô hình phát triển đô thị đa cực của TP HCM.

 

Đọc thêm