Một tuần trôi qua sau thảm họa sóng thần và động đất ở Nhật Bản, xứ sở hoa Anh đào vẫn nỗ lực chạy đua với thời gian với cuộc khủng hoảng hạt nhân đang leo thang và gấp rút thực hiện công tác cứu hộ. Robort đã bắt đầu vào cuộc, cáp điện đã nối được tới nhà máy
Người sống sót đối mặt với đói rét, thiếu thốn.
Hơn 6.000 người chết và trên 9.000 người mất tích
Hôm qua, lực lượng cảnh sát Nhật Bản khẳng định có ít nhất 6.405 người đã thiệt mạng, hơn 9.195 người mất tích sau thảm họa kép động đất và sóng thần. Khi lực lượng cứu hộ cố gắng trong tuyệt vọng để tìm người sống sót trong những đống đổ nát do trận sóng thần cao 10m để lại thì các nạn nhân may mắn sống sót qua thảm họa này cũng đang vất vả xoay xở để sinh tồn với giá rét, thiếu lương thực và nhiên liệu.
Theo thống kê ban đầu, gần nửa triệu người đang sống trong các trại tạm trú, hầu hết phải ngủ trên sàn nhà lạnh lẽo thiếu chăn đắp, quần áo mặc. Phụ nữ, người già và trẻ em là những người thiệt thòi nhất.
Tổ chức Save Children của Steve McDonald cho hay, thảm họa ở Nhật đã đẩy 100.000 em nhỏ vào cảnh không nhà. Trong thời tiết lạnh giá, trẻ em, người gia có nguy cơ bị mắc viêm phổi, cúm… dấy lên mối quan ngại về khả năng y tế hiện thời của Nhật có đối phó kịp thời hay không.
Tất cả công dân sống sót chạy vạy khắp nơi để tìm nguồn nguyên liệu sưởi ấm. Hiện tại, vẫn còn khoảng 850.000 hộ gia đình ở miền Bắc không có điện và ít nhất là 1,5 triệu hộ thiếu nước sạch. Ngoài ra, tuyết rơi dày đã phủ trắng những thành phố, làng mạc bị sóng thần xóa sổ, biến thành những bãi rác khổng lồ, làm tiêu tan hy vọng tìm kiếm được người sống sót trong đống đổ nát. Cuộc sống của những người sống sót đã khốn khổ lại càng thêm khốn khổ, hiểm nguy gấp trăm ngàn lần.
Robot cũng tham gia cứu hộ
Nhật Bản đã tìm mọi cách, chạy đua với thời gian để thực hiện công tác cứu hộ. Các chuyên gia hàng đầu nước này đang triển khai các robot di chuyển bằng bánh xích và robot hình rắn để trợ giúp các nhân viên trong việc tìm kiếm những người sống sót trong trận động đất và sóng thần.
Bà Robin Murphy, Giám đốc Trung tâm Tìm kiếm và Cứu hộ với sự hỗ trợ của Robot (CRASAR) tại ĐH Texas, bang Texas (Mỹ), một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về robot cho biết, loại robot cứu hộ hình rắn điều khiển từ xa, dài 7,9m, di chuyển với tốc độ 4,5cm/giây, có khả năng trườn qua những nơi chật hẹp.
Loại robot thứ hai có bánh xích mang tên Quince có thể di chuyển với tốc độ 1,5m/giây, leo qua những đống đổ nát và trèo cầu thang, có thể cảm biến những nguy hiểm hoá học, sinh học hay hạt nhân ở những khu vực mà nhân viên cứu hộ không thể.
Đây là những loại robot cứu hộ từng được đưa đến các vùng thảm hoạ ở Mỹ như Trung tâm Thương mại Thế giới sau vụ tấn công 11/9/2001 và New Orleans sau cơn bão Katrina hay trong trận động đất tại Haiti năm 2010.
Giám đốc IAEA tới Nhật để kiểm tra tình hình.
Giám đốc IAEA đến Nhật để kiểm tra tình hình
Trước diễn biến ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử (IAEA), ông Yukiya Amano đã đích thân lên đường đến Nhật Bản để đánh giá mức độ nghiêm trọng ở nhà máy hạt nhân này trong khi cộng đồng quốc tế ngày càng tỏ ra lo ngại về cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản. Ông Guenther Oettinger - Cao ủy về năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) - nhận định, tình hình đã “vượt khỏi khả năng kiểm soát của con người”.
Cục An toàn Hạt nhân Pháp cũng cho rằng tình hình hiện tại của nhà máy
Ông Yukiya Amano phát biểu khi tới
Về phần mình, Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản cho biết mức độ phóng xạ ghi nhận được quanh lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 đã giảm nhẹ sau khi trực thăng đã trút được nước xuống các lò phản ứng đang có nguy cơ nổ và làm rò rỉ phóng xạ. Ông Yukio Edano, người phát ngôn của Chính phủ Nhật Bản, cho biết Tokyo đang yêu cầu Mỹ giúp đỡ giải quyết cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân này.
Nối cáp điện đến
Được biết, các kỹ sư Nhật đã đưa được một đường dây cáp điện dài một km tới lò phản ứng số 2 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 với hy vọng khôi phục hoạt động của hệ thống bơm, vốn được dùng để bơm nước lạnh vào làm mát các thanh nhiên liệu hạt nhân.
Theo nguồn tin từ IAEA, dây cáp điện đã được nối tới lò phản ứng số 2 vào 20 giờ 30 (GMT) hôm 17/3. Đây là tia hy vọng đầu tiên hé lộ sau sự cố cháy và nổ xảy ra liên tục trong những tuần qua. Khi năng lượng được khôi phục, các kỹ sư có thể khởi động lại máy bơm giúp phun chất làm mát các lò phản ứng hạt nhân. Công ty Điện lực
Tuy nhiên, đến trưa qua, một đám khói vẫn bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 trong lúc các công nhân nối dây điện tới hệ thống làm lạnh của các lò phản ứng và phun nước vào các thanh nhiên liệu trong lò.
Cho tới nay, 4 trong số 6 lò phản ứng ở Fukushima đã bị các sự cố cháy, nổ hoặc tan chảy một phần. Bảo đảm an toàn tại các lõi của lò phản ứng, nơi sản sinh điện là ưu tiên hàng đầu nhưng một ưu tiên khác cũng không kém phần quan trọng là xử lý tình trạng mực nước xuống thấp tại những hồ chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng. Cho tới nay mực nước tại ít nhất 1 hồ chứa nằm ở lò phản ứng số 3 được cho là ở mức cực kỳ nguy hiểm, các thanh nhiên liệu đã nhô ra khỏi mặt nước. Nếu không có đủ nước để làm mát, các thanh này sẽ trở nên nóng quá mức, phát tán thêm phóng xạ ra ngoài.
Người dân vẫn không khỏi bàng hoàng với những gì đang xảy ra.
|
Cháy… vé rời Nhật Bản
Lo ngại tình hình hạt nhân leo thang tại Nhật Bản, công dân các nước đang học tập và làm việc ở Nhật Bản đã ùn ùn kéo nhau về nước. Tuy hãng hàng không của nhiều nước cố gắng hết mình tạo điều kiện cho công dân về nước bằng cách tăng chuyến bay và hạ giá vé nhưng vé vẫn … cháy. Điều này khiến các Cty cho thuê máy bay riêng kín đơn đặt hàng, nhiều Cty còn tranh thủ cơ hội đội giá vé lên cao.
Đã có gần 20 quốc gia đưa ra cảnh báo người dân nước mình không nên đến Nhật trong thời gian này. Bộ Ngoại giao Nga thông báo bắt đầu sơ tán quan chức ngoại giao, thương mại và thân nhân của họ từ ngày 18/3. Ngoại trưởng Australia, ông Kevin Rudd, kêu gọi công dân Australia cần rời khỏi khu vực bị ảnh hưởng bởi phóng xạ. Hãng hàng không quốc gia Qantas cũng lập kế hoạch đón công dân của họ sớm nhất và nhanh nhất. Chính phủ Pháp thông báo hai máy bay của họ sẽ hỗ trợ những người Pháp muốn rời khỏi Nhật Bản.
Có khoảng 200 người Pháp đã về nước bằng phi cơ chở nhân viên cứu hộ sang Nhật Bản. Chính phủ Đức, Italia và Hà Lan gửi lời khuyên đến công dân của họ nên rời khỏi vùng Đông Bắc nước này. Các quan chức Thụy Sĩ giục công dân của họ rời khỏi khu vực có nguy cơ nhiễm phóng xạ, đồng thời cam kết cung cấp thêm máy bay nếu các hãng hàng không thương mại không thể đáp ứng nhu cầu di chuyển của công dân Thụy Sĩ. Trong khi đó, Trung Quốc yêu cầu các đại lý du lịch hủy bỏ các chuyến đi đến vùng phía Bắc Nhật Bản. Cục Du lịch Trung Quốc công bố các thông tin trên trang web nhằm hướng dẫn các du khách ở Nhật cách đảm bảo an toàn khi lưu trú lại nước này.
Chưa có công dân Việt ở Nhật bị nhiễm phóng xạ
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã điều xe buýt làm nhiệm vụ đưa công dân Việt Nam ra khỏi những vùng chịu ảnh hưởng của thảm họa, cung cấp thực phẩm, nước uống và thuốc men cần thiết. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietnamAirlines) thông báo sẽ sử dụng những máy bay lớn trên tuyến Tokyo – Hà Nội và giảm mạnh giá vé cho những người Việt Nam muốn hồi hương.
Tất cả 84 người Việt được sứ quán Việt Nam ở Tokyo sơ tán từ vùng gặp thảm họa đã được kiểm tra mức độ phóng xạ. Chưa ai có dấu hiệu bị nhiễm. Theo thông báo mới nhất của Đại sứ quán Việt Nam ở Tokyo cho hay những người Việt từ thành phố Sendai, tỉnh Fukushima và thành phố Morioka đang được tạm trú tại chùa Nissin Kutsu ở ngay trung tâm Thủ đô Tokyo. Chùa có các phòng lớn trải thảm để làm chỗ ở chung cho từng nhóm. Đặc biệt, những người tạm trú có đầy đủ điện, nước, lò sưởi để sinh hoạt, và được cung cấp các bữa ăn.