Chị Nguyễn Thị M (31 tuổi) sau khi biết mình đã lên chức mẹ lần thứ hai, cũng như bao người phụ nữ khác, chị vô cùng hạnh phúc nhưng cũng không kèm phần lo lắng bởi ở lần mang thai trước chị đã có tiền sử mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
Ở lần mang thai này, chị M. đã chủ động tìm hiểu các thông tin và đi thăm khám thai định kỳ ngay từ những tuần thai sớm tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI sau khi có kết luận chị mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
Theo dõi thai kỳ cẩn thận khi bị tiểu đường thai kỳ là điều cần thiết cho sản phụ |
Nghe theo lời bác sĩ dặn, chị M. duy trì chế độ ăn uống khoa học và bổ sung các loại thuốc, thực phẩm bổ sung từ những tuần thai sớm. Tưởng chừng mọi chuyện sẽ yên ổn cho đến khi chị sinh bé nhưng trong những tuần cuối của thai kỳ, bác sĩ kiểm tra phát hiện chị còn bị đa ối. Chỉ số ối của chị vượt ngưỡng an toàn.
Theo các bác sĩ sản khoa của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, đa ối là hiện tượng tích tụ dư thừa nước ối. Đây là một bất thường trong mang thai có tính nguy hiểm cao. Nếu sản phụ không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm gây sảy thai, sinh non, thậm chí là thai chết lưu. Song song với đa ối, em bé của chị Mai không có dấu hiệu quay đầu ở những tháng cuối, cộng với cân nặng của thai khá lớn do chị bị tiểu đường thai kỳ.
Chưa dừng lại ở đó, trong những tuần cuối của thai kỳ, sau một số xét nghiệm, chị M. đã được bác sĩ kết luận dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não hay thậm chí là gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Nỗi lo chồng chất nỗi lo, sản phụ chỉ biết tuân theo những chỉ định nghiêm ngặt của các bác sĩ.
Đến tuần thai thứ 38, nhận định do tính chất của ca mổ phức tạp, phải đảm bảo thai phụ không được vỡ ối sớm, sinh non nếu không thai nhi sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ mẹ, các bác sĩ đã chỉ định tiến hành mổ lấy thai cho sản phụ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Bác sĩ Chèo Thị Lưu – BV ĐKQT Thu Cúc chia sẻ về ca mổ: "Chúng tôi nhận định đây là một ca mổ khó và phức tạp. Sản phụ sinh mổ lần hai nên khả năng cao có nhiều vùng dính trong ổ bụng. Song song với việc tách dính chúng tôi cần đảm bảo phẫu thuật nhanh chóng, không để liên cầu khuẩn nhóm B theo nước ối xâm nhập vào bé. Đồng thời, do sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ nên việc theo dõi đường huyết của sản phụ trong lúc mổ cũng không được lơ là, đảm bảo mức đường huyết ổn định sẽ tránh được rất nhiều nguy cơ, biến chứng nguy hiểm trong ca mổ."
Ca mổ đã thành công tốt đẹp, em bé chào đời khỏe mạnh |
Ngay sau khi thai nhi được lấy ra khỏi bụng mẹ, các bác sĩ đã đem bé đi kiểm tra các chỉ số sinh tồn, nghe tim phổi, đánh giá màu sắc của da bé và nhận thấy em bé hoàn toàn khỏe mạnh. Mặc dù gặp rất nhiều vấn đề khi mang thai nhưng khi nghe các bác sĩ thông báo tình trạng em bé an toàn, khỏe mạnh chị M. đã bật khóc vì hạnh phúc. "Không có niềm vui nào hơn khi nhìn thấy con mình ra đời khỏe mạnh. Rất cảm ơn đội ngũ bác sĩ Thu Cúc TCI đã giúp tôi mẹ tròn con vuông", sản phụ Nguyễn Thị M. chia sẻ.