Sắp có công cụ “đo” độ hài lòng của người dân

Sắp tới có thêm bộ chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với nền hành chính. Đó là Chỉ số cải cách hành chính (PAR) do Bộ Nội vụ chủ trì triển khai, được xây dựng để đánh giá và xếp hạng kết quả cải cách hành chính (CCHC) của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh trao đổi xung quanh vấn đề này.

Sắp tới có thêm bộ chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với nền hành chính. Đó là Chỉ số cải cách hành chính (PAR) do Bộ Nội vụ chủ trì triển khai, được xây dựng để đánh giá và xếp hạng kết quả cải cách hành chính (CCHC) của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh trao đổi xung quanh vấn đề này.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh
Nhiều chỉ tiêu cụ thể
- Thưa ông, ông có nhận xét gì về kết quả của giai đoạn cài cách hành chính vừa qua?
- Nếu điểm lại trên 5 mặt thì có thể nói chúng ta đã đạt được nhiều kết quả. Về thể chế, chúng ta ban hành được rất nhiều luật, nghị định, thông tư hướng dẫn để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Về tổ chức bộ máy, chúng ta giảm từ 40 bộ, ngành xuống còn 22 bộ, ngành và 8 đơn vị trực thuộc Chính phủ. Đội ngũ cán bộ, công chức cũng được đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa.
Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản liên quan khác đã thúc đẩy quá trình hoàn thiện đội ngũ cán bộ của chúng ta. Hiện đại hóa nền hành chính cũng thế, TTHC đã giảm bớt, rồi cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại rất đáng biểu dương.
Cả nước có 699 huyện thì 98,15% đã có một cửa, một cửa liên thông, còn 203/699 là một cửa, một cửa liên thông hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN đến giao dịch hành chính tại các cơ quan Nhà nước, chỉ cần đến một nơi đưa hồ sơ và đến một nơi để nhận trả kết quả, tránh đi lại nhiều, đồng thời tránh tiêu cực. Chương trình hiện đại hóa cũng đã xây dựng được nhiều trụ sở của các cơ quan Nhà nước.
- Tuy nhiên, dư luận vẫn phàn nàn rằng đã “đột nhiều mà chẳng phá”, theo ông, vấn đề nằm ở đâu?
- Trong báo cáo tổng kết Chương trình giai đoạn trước cũng chỉ rõ một tồn tại, hạn chế là người dân cảm nhận về CCHC chưa sát. Thực ra có kết quả gián tiếp, có kết quả trực tiếp. Về kết quả trực tiếp, thường là về TTHC thì người dân, tổ chức, DN nắm bắt tốt hơn. Điển hình qua triển khai Đề án 30 của Chính phủ đã rà soát được 5.700 thủ tục, qua đó giảm đi rất nhiều thủ tục phiền hà.
Ngoài ra, chúng ta duy trì mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại, tạo điều kiện cho người dân, DN rất nhiều, kể cả một số văn bản vừa ban hành như Nghị định 83 về đăng ký kinh doanh,  Nghị định 88 về chứng nhận quyền sử dụng đất mà trước chúng ta chỉ đưa về các phòng đăng ký kinh doanh và Văn phòng dịch vụ đất đai thì nay đưa về một cửa, góp phần quan trọng trong việc phục vụ người dân. Còn những kết quả khác về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức hoặc cơ chế chính sách thì tác động gián tiếp nhiều hơn nên người dân cảm nhận khó khăn hơn. 
Đương nhiên so với yêu cầu, so với chỉ tiêu của Chương trình giai đoạn 2001 – 2010 thì có những mặt chúng ta chưa đạt. Ví dụ như vấn đề đội ngũ cán bộ, vẫn thấy có những ý kiến cho rằng đội ngũ chưa được giảm nhiều; chất lượng công vụ của đội ngũ cán bộ hay vấn đề tài chính công chưa có được cuộc cách mạng triệt để. Hay khi nói đến vấn đề tiền lương là phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho cán bộ thì cũng chưa đạt được vì còn phải phụ thuộc vào nguồn lực, sự phát triển kinh tế - xã hội và nhiều yếu tố khác. 
- Xin ông cho biết một vài nét mới của Chương trình giai đoạn 2011 - 2020?
PAR có hơn 80 chỉ số thành phần, 37 chỉ số, 7 nội dung bao gồm CCHC; thủ tục; tổ chức bộ máy; đội ngũ cán bộ công chức. Với các bộ, PAR đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai nội dung chương trình CCHC; cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tài chính công; và hiện đại hóa nền hành chính. Với các tỉnh, có thêm điểm chấm cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

- Chương trình giai đoạn 2011 – 2020 có 3 trọng tâm là cải cách thể chế, cải cách về đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước và dịch vụ công. Có 6 nội dung là cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính.

So với trước chỉ có 5 nội dung do giai đoạn này ta tách TTHC ra thành một nội dung riêng và xác định rõ 3 nội dung trọng tâm.

Nét mới là Chương trình xác định rất nhiều chỉ tiêu cụ thể, như xác định cơ cấu công chức, vị trí việc làm trong các cơ quan bộ máy Nhà nước, xác định sự hài lòng của người dân trong việc phục vụ của cơ quan Nhà nước như tôi vừa nói trên. Chẳng hạn, đến năm 2015 là có 80% người dân hài lòng khi tiếp xúc với cơ quan công quyền
- Giải pháp nào mà Chương trình giai đoạn này đề ra để khắc phục những vướng mắc của giai đoạn trước?
- Đầu tiên là tập trung rà soát lại tất cả các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Thứ hai là tiếp tục làm mạnh hơn cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Thứ ba là tổ chức, bộ máy gọn nhẹ, đồng thời xác định lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước để những việc gì Nhà nước cần làm thì tập trung làm, quản lý cho tốt, những việc gì có thể giao cho tổ chức xã hội. Cuối cùng, phải nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ công chức là một yếu tố hết sức quan trọng vì công tác cán bộ nói cho cùng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Hướng đến sự hài lòng của dân
- Vậy theo Thứ trưởng, có thể coi Chỉ số PAR là một giải pháp mới trong công cuộc CCHC mà chúng ta tiếp tục đẩy mạnh?
- Đây là một điểm mới. Trước kia, việc đánh giá CCHC vẫn được tiến hành hàng năm nhưng chỉ bằng phương pháp thông thường nên chủ yếu nặng về định tính, chứ không đánh giá một cách khách quan, toàn diện được. Vì vậy, chúng tôi đang xây dựng một chỉ số đánh giá, theo dõi CCHC. Chỉ số này là công cụ để đánh giá CCHC mang tính chất định lượng nhiều hơn, khách quan hơn, chuẩn xác hơn.
Ngoài ra, nó là giải pháp để thúc đẩy vì từ chỉ số PAR sẽ xếp hạng kết quả CCHC của các bộ, ngành, của các tỉnh thành. Nếu các tỉnh, các bộ, ngành thấy mình yếu ở khía cạnh nào như yếu về triển khai, yếu về thể chế hay yếu về tổ chức bộ máy, về tài chính công… thì sẽ có biện pháp khắc phục.
- Hiện có một số chỉ số khác được xây dựng và thực hiện mang lại hiệu quả nhất định. Liệu các chỉ số này có chia sẻ được kinh nghiệm cho nhau?
- Cũng có chia sẻ kinh nghiệm song thực chất là có sự khác nhau. PAPI là đánh giá của người dân, PCI là đánh giá của DN, còn PAR là dành cho các cơ quan Nhà nước ở địa phương cũng như các bộ, ngành. PAR dùng hai phương pháp đánh giá khác nhau, phương pháp đánh giá bên trong và phương pháp đánh giá bên ngoài. Đánh giá bên trong là các bộ, ngành, địa phương tự đánh giá, đánh giá bên ngoài thì do người dân, DN hoặc cơ quan Nhà nước độc lập đánh giá.
- Về tự đánh giá, theo ông, làm thế nào bảo đảm tính khách quan vì rõ ràng  các cơ quan, đơn vị, tổ chức sẽ không tự chê mình?
- Ngay cả tự đánh giá thì cũng được rà soát lại bởi cơ quan đánh giá là Bộ Nội vụ. Trên cơ sở kết quả tự đánh giá của các báo cáo, theo dõi của Bộ Nội vụ thì Bộ sẽ rà soát lại tự đánh giá của các địa phương, các bộ, ngành. Bên cạnh những nội dung nên để các cơ quan tự đánh giá, cũng có những nội dung khác cần được đánh giá bên ngoài.
- Bộ Nội vụ có tính đến cơ quan độc lập để làm thay vì các cơ quan đánh giá lẫn nhau?
- Về mặt công việc, bản thân Bộ Nội vụ là một cơ quan độc lập đánh giá vì Bộ là cơ quan quản lý nhà nước, chứ không nhất định phải là Cty, tổ chức thì mới là cơ quan độc lập. Có thể hiểu rằng, Bộ Nội vụ đã đánh giá cũng là cơ quan độc lập đánh giá chỉ số nhưng trong điều kiện hiện nay, có thể Bộ sẽ tính đến phương thức khác để thực hiện. 
- Trong Chỉ số PAR, 40% số điểm là đánh giá của người dân, tổ chức. Ông có cho rằng nên mở rộng thành một chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân không?
- Chỉ số PAR cũng hướng đến mục tiêu đó vì cải cách thì cuối cùng phải đến dân và sự hài lòng của người dân. Trong Chương trình tổng thể về CCHC giai đoạn 2011 – 2020 đã xác định rất rõ, đến năm 2015 là có 80% người dân hài lòng khi tiếp xúc với cơ quan công quyền mà tôi đã đề cập ở trên.
- Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng.
Hoàng Thư (thực hiện)

Đọc thêm