Sổ liên lạc điện tử tiện nhưng còn gây băn khoăn

Nhờ có sổ liên lạc điện tử, ngày nào cũng vậy, cứ vào giờ tan trường phụ huynh nhận được tin nhắn thông báo từ nhà trường qua tổng đài về tình hình của con mình trong thời gian ở trường. Tuy nhiên, tới nay cũng chỉ có Hà Nội và TP.HCM là triển khai đại trà, còn tại các địa phương, sổ liên lạc điện tử gần như rất xa lạ...

Sổ liên lạc điện tử được chính thức thử nghiệm ở TP. HCM khoảng 5-6 năm trước. Nhờ có sổ liên lạc điện tử, ngày nào cũng vậy, cứ vào giờ tan trường phụ huynh nhận được tin nhắn thông báo từ nhà trường qua tổng đài về tình hình của con mình trong thời gian ở trường. Tuy nhiên, tới nay cũng chỉ có Hà Nội và TP.HCM là triển khai đại trà, còn tại các địa phương, sổ liên lạc điện tử gần như rất xa lạ... 

Công nghệ phát triển đã cho ra đời học bạ điện tử
Công nghệ phát triển đã cho ra đời học bạ điện tử
Phụ huynh luôn bên con
Chị Thu Lê (khu đô thị Mỹ Đình I, Hà Nội) cho biết: từ khi trường học của con chị (trường tiểu học Dịch Vọng A) áp dụng dịch vụ sổ liên lạc điện tử chị đỡ phải gọi điện cho cô mỗi ngày để hỏi về tình hình học tập và sinh hoạt của con tại trường. Hơn nữa, khi nhà trường có những thông báo đột xuất thì gia đình cũng nắm thông tin kịp thời. Ví dụ, “ngày mai các con được nghỉ học vì trường có hội nghị công nhân viên chức” hoặc “hôm nay phụ huynh cho con nghỉ ở nhà vì trời rét dưới 10 độ C...”.
Đặc biệt, khi các cháu ở trường xảy ra ốm đau bất thường hoặc nghỉ học không rõ lý do thì nhà trường thông qua sổ liên lạc điện tử cũng kịp thời thông tin đến phụ huynh để phối hợp giải quyết.
Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TPHCM, cho biết ngành giáo dục vẫn thực hiện sổ liên lạc truyền thống mỗi tháng một lần nhằm thông báo tình hình học tập của học sinh cho phụ huynh. Nhưng hiện nay, phụ huynh có nhu cầu được thông tin thường xuyên hơn, trong khi chỉ những trường hợp nào cá biệt, nhà trường mới mời phụ huynh đến làm việc.
Những vấn đề khác của học sinh như học tập có dấu hiệu đi xuống, chưa tập trung trong giờ học ở một số tiết... cũng cần thông báo kịp thời, trực tiếp cho phụ huynh nhưng nếu gọi điện thoại quá nhiều thì cũng “kẹt” cho giáo viên nên hình thức sổ liên lạc điện tử là phù hợp và nhanh chóng, kịp thời.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, không ít phụ huynh cũng tá hỏa khi nhận được những thông tin về bảng điểm của con. Chị Mai Anh ( khu đô thị Mỹ Đình) cho hay: “Dù đã rất bình tĩnh, nhưng có ngày mình cũng phát hoảng khi nhìn điểm số của con nhóc đang học lớp 9, nào là điểm 3, điểm 6 với những môn vốn là sở trường của cô nàng. Đợi nàng đi học về, đưa điểm số ra, cô nàng ngơ ngác. Sau mới vỡ lẽ ra là bị vào nhầm điểm...”.
Lý giải về điều này, một số công ty chuyển giao phần mềm cho biết, đó là do người thu thập dữ liệu của trường nhập sai thông tin, phía công ty chi biết nhận thông tin từ hệ thống và chuyển tin nhắn tới phụ huynh mà thôi.
Không nên để trẻ có cảm giác bị... theo dõi
Tuy có nhiều tiện lợi nhưng theo bà Hoàng Thị Hồng Hải, nguyên trưởng Phòng GD&ĐT quận Tân Phú- TPHCM, cũng cần chú ý đến tâm lý học sinh. Nhiều em rất nhạy cảm khi có cảm giác nhất cử, nhất động của mình đều có thể bị phản ánh đến cha mẹ, từ đó tạo tâm lý không thoải mái cho các em. Bà Hải cho rằng việc sử dụng sổ liên lạc điện tử nên có liều lượng vừa phải và tùy đối tượng. Đối với học sinh chưa ngoan hoặc thay đổi bất thường thì nên thông báo với phụ huynh qua sổ liên lạc điện tử. Với học sinh ngoan và đang có sự tiến bộ thì một tuần thông báo một lần là đủ.
Đây cũng là tâm lý chung của nhiều phụ huynh khi nhận được những thông tin đều đều hàng ngày. Anh Minh có con học tại Tiểu học Trung Hòa Nhân Chính cho hay: “Thời gian đầu nhận được thông tin hàng ngày của con cũng thấy yên tâm. Thế nhưng, với một đứa trẻ không cá biệt thì ngày nào cũng sẽ là con ăn thế nào, ngủ thế nào, hôm nay học bài gì và phụ huynh về phải học cùng con ra sao. Như vậy, vô hình chung, một đứa trẻ lớp 4, đã học ở trường cả ngày rồi, thì lúc này hình thức sổ liên lạc điện tử đi cùng với thông điệp là phụ huynh phải kèm thêm con ở nhà”.
Mặt khác, cũng theo vị phụ huynh này, khi có sổ liên lạc điện tử, thì ngay học sinh sẽ được cử để “lăm le” ghi “tội lỗi” của bạn, như vậy, các em bị tạo một tính xấu là “bới lông tìm vết” và phải cảnh giác với nhau, mất đi sự hồn nhiên thơ trẻ...
Chính từ những lợi bất cập hại trên, Công ty Truyền thông Sáng tạo Việt Nam (VN2C) đã chọn giải pháp khác, thay vì thông tin hàng ngày, phần mềm của công ty không nhất thiết đưa thông tin của học sinh hàng ngày nếu không có gì đặc biệt. 
Với sổ liên lạc này nhà trường có thể thông báo nhanh chóng các kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cũng như việc thay đổi lịch học, tình trạng sức khoẻ, sự có mặt và thái độ tham gia của con em mình trong những giờ học đến phụ huynh nhanh nhất, chi phí thấp nhất thay vì, mức phí 50.000VND/1tháng.
TS Nguyễn Văn Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty cho biết: “ VN2C đã tối giản và trợ giúp bằng việc giảm mức phí xuống chỉ còn 20.000 đến 50.000 nghìn đồng cho cả năm học. Ngoài ra, VN2C còn phát triển thêm tiện ích tin nhắn tiếng Việt có dấu để phụ huynh học sinh có thể dễ dàng đọc được tin nhắn trên điện thoại di động. Điểm mạnh của giải pháp là việc truyền thông, giao tiếp rất nhanh chóng và dễ dàng. Với tỉ lệ người sử dụng điện thoại của Việt Nam hiện tại đạt mức xấp xỉ 80% dân số, thì việc phổ cập thông tin qua tin nhắn (SMS) là điều thuận tiện nhất so với giao tiếp sổ liên lạc truyền thống...”.
Điều đặc biệt, nếu như các công ty khác mới chỉ tập trung phát triển sổ liên lạc điện tử ở các thành phố lớn thì VN2C lại triển khai được khá hiệu quả tại các vùng nông thôn và các vùng khó khăn như huyện Hướng Hóa ( Quảng Bình)- nơi học sinh phải bơi qua sông để tới trường, phòng giáo dục huyện Sông Lô ( Vĩnh Phúc).
Hiện nay, ngoài một số phòng giáo dục ở Hà Nội như Sơn Tây, Ứng Hòa, Thạch Thất, và các phòng giáo dục ở Quảng Bình, Hà Nam, Hải Dương... , công ty có khoảng 20 đại lý ở các tỉnh thành để hỗ trợ cung cấp phần mềm và chuyển giao công nghệ cho nhà trường.  
Và mặc dù với phí thấp như vậy, chỉ với 5.000 đồng/tháng, nhưng dự kiến VN2C sẽ tiếp tục hỗ trợ cho một số vùng khó khăn được tiếp cận với tiện ích công nghệ này, đồng thời công ty cũng hy vọng sẽ trển khai được khoảng 10 Sở GD&ĐT trong thời gian tới, TS Nguyễn Văn Hiệp cho hay.
Hà My 

Đọc thêm