Tấm gương phản chiếu

Vì sao mỗi hành vi ứng xử của cá nhân trong lực lượng Cảnh sát giao thông hay Thanh tra giao thông lại thường bị báo chí “soi”? Đơn giản là những hành vi ấy xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, nhiều người chứng kiến, hơn nữa, nó phản ảnh rõ nhất ý thức chấp hành pháp luật của những người thực thi pháp luật (đại diện pháp luật để buộc mọi người phải tuân thủ pháp luật).

Vì sao mỗi hành vi ứng xử của cá nhân trong lực lượng Cảnh sát giao thông hay Thanh tra giao thông lại thường bị báo chí “soi”? Đơn giản là những hành vi ấy xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, nhiều người chứng kiến, hơn nữa, nó phản ảnh rõ nhất ý thức chấp hành pháp luật của những người thực thi pháp luật (đại diện pháp luật để buộc mọi người phải tuân thủ pháp luật).

Một lý do khác là thứ luật hàng ngày, hàng giờ tác động trực tiếp đến nhiều người nhất chính là Luật giao thông. Hẳn rằng, trong đời ít nhất là một lần, người tham gia giao thông “va chạm” vào luật này, nói cách khác là bị thổi còi, giơ gậy và đối diện với một lỗi giao thông nào đó và trực tiếp chứng kiến sự hành xử của người đại diện pháp luật trong lĩnh vực giao thông. Qua cách ứng xử này, người dân biết thái độ đối với pháp luật của những người thực thi pháp luật như thế nào.

Gần đây, một loạt những  hình ảnh không đẹp của lực lượng này bị phản ảnh trên báo chí. Ví dụ, cảnh sát giao thông đeo kính đen, hút thuốc và kiểm tra giấy tờ ở nơi khuất hoặc “đánh lẻ” trên đường bằng cách một người ra lệnh dừng xe, người kia “kiểm tra giấy tờ” nhanh chóng không cần biên bản, “đánh” chỗ này xong, lên xe máy chuyển qua “đánh” chỗ khác.

Thanh tra giao thông thì quá nhiều lùm xùm: Hí hoáy tháo biển số xe đỗ sai quy định vắng chủ, ngồi trong xe gọi tài xế đến làm việc (không biên bản), tùy ý dừng các phương tiện giao thông (không được phép làm như vậy)... Điển hình nhất là vụ ông Đội phó Thanh tra giao thông ở Cần Thơ, lái xe gây tai nạn rồi bỏ chạy, gây tiếp một vụ tai nạn nữa, khi bị lực lượng chức năng và nhân dân bắt giữ thì phun ra những lời lẽ đe dọa với thái độ ngạo nghễ, tỏ ra mình là người “đứng trên pháp luật”.

Tất nhiên, những hành vi như vậy gây nên sự phản cảm đã đành nhưng nguy hại hơn nó là tấm gương phản chiếu sự coi thường pháp luật mà lại có quyền buộc người khác phải tôn trọng pháp luật. Để thêm dẫn chứng, một người dân cư trú tại cổng Học viện cảnh sát gọi điện mời phóng viên đến chứng kiến tại đây, mỗi chiều tan học, các học viên trong đồng phục cảnh sát thản nhiên đi xe máy kèm ba, không mũ bảo hiểm, thường xuyên như vậy, đã lâu mà chẳng ai nhắc nhở, kể cả lúc ồ ạt ra quân xử lỗi không đội mũ bảo hiểm.

Cứ đổ lỗi cho người dân ý thức pháp luật kém, không hẳn thế đâu, các vị “hành pháp” ơi!.

Nhị Ngọc

Đọc thêm